• Hình động trên cùng 1

Đây là kho tư liệu quý hiếm về lịch sử văn hóa độc đáo của Việt Nam, không phải là trang “web” bình thường; hiện có hàng trăm tư liệu quý chưa đưa lên mạng. Xin thử coi vào mục “tưởng niệm”, hiện đã có những phim phỏng vấn những người nổi tiếng như Văn Cao, Phùng Quán, Phạm Duy, Trần Văn Khê và sẽ tiếp tục đưa lên nhiều tư liệu quý nữa. Hay thử coi mục “Giáo dục” đã thử đưa lên một vài bài về nghiên cứu giáo dục từ “phương pháp dạy và học” đến “Chân dung người thầy thế kỷ XX”, nhất là về “lương sư hưng quốc”. Cũng nên quan tâm đến bốn chương trình cùng nhau: "Cùng nhau quảng bá sự thật lịch sử chủ quyền ra thế giới"; "Cùng nhau quảng bá Bếp Việt ra thế giới"; "Cùng nhau đem dân ca - hát thơ vào trường học" và cùng nhau xây dựng chương trình "Ngàn thanh niên thế kỷ XXI", mỗi người một kế hoạch nhỏ góp phần xây dựng Việt Nam thành cường quốc biển.

Trang mạng này đang cần nhiều sự hỗ trợ về tài chánh và nhân lực để đưa lên nhiều tài liệu quý vốn đã có cũng như cho “Quỹ Văn hóa Giáo dục” có nhiều học bổng khuyến học về “Hoàng Sa học” cũng như làm luận văn, luận án tiến sĩ…

QUỸ VĂN HÓA GIÁO DỤC HÃN NGUYÊN NGUYỄN NHÃ ĐỒNG HÀNH CÙNG HIỆP HỘI ẨM THỰC VÀ DU LỊCH VIỆT NAM VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN NGHỆ NHÂN ẨM THỰC DÂN GIAN VIỆT NAM THAM GIA ĐẠI HỘI ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ THẾ GIỚI - CHI TIẾT TẠI AMTHUC.NET.VN

Thứ bảy, 23 Tháng 11 2013 19:28
User Rating: / 1
PoorBest 
Share on Facebook

Trong thời kỳ đổi mới & hội nhập, toàn cầu hóa xây dựng đất nước hiện nay có nhiều nguy cơ vọng ngoại, lòng yêu nước mờ nhạt, mất phương hướng, thiếu động lực cao xây dựng đất nước, giới trẻ cứ chăm chăm kiếm tiền lo vun vén tư lợi riêng hoặc ăn chơi phung phí, ít quan tâm nỗ lực xây dựng đất nước hùng cường dân giàu nước mạnh mà không biết những giá trị quý báu của lịch sử văn hóa dân tộc khiến lòng tự hào dân tộc lại tạo ra được động lực xây dựng đất nước giàu mạnh, lại sinh ra nhiều tiền cho mỗi người.

Trong khi lịch sử văn hóa Việt Nam trong đó thơ ca, âm nhạc dân tộc có nhiều độc đáo, rất đáng tự hào như thơ lục bát hay lục bát biến thể được ca hát hàng ngàn làn điệu dân ca ca cổ ba miền có khả năng hun đúc, thúc đẩy lòng yêu nước, cứu nước cũng như giữ hồn dân tộc, giữ bản sắc dân tộc. Chưa có nước nào trên thế giới từ mẫu giáo đến lớp 12 học nhiều thơ đến thế, nên đem hát thơ vào trường học là tự nhiên đem âm nhạc truyền thống vào trường học. Cũng chưa nước nào có đàn bầu, đàn đáy (ghi ta của Việt Nam) đàn cò kéo hát xẩm, các tiếng chim, chó... bộ gõ hay, độc đáo như Việt Nam. Âm nhạc dân tộc có khả năng thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam yêu nước Việt Nam, con người Việt Nam.

Trong khi ấy, TP. Hồ Chí Minh, nơi hội tụ nhiều cư dân của tất cả các địa phương ba miền, là Việt Nam thu nhỏ, nơi hội tụ nhiều nghệ sĩ tài năng của đất nước.

Chính vì thế, một câu lạc bộ âm nhạc dân tộc lấy tên CLB Âm Nhạc Dân Tộc Hương Sắc Ba Miền TP.HCM ra đời hơn bao giờ hết  là rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu  bức xúc và khát vọng của những người yêu nước trong đó có chúng tôi.

Thay mặt Ban Chủ nhiệm Lâm Thời, tôi xin chân thành cám ơn Trung Tâm Văn Hóa TP. Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện cho ra đời cũng như lễ ra mắt trọng thể song ấm cúng của CLB của chúng ta ngày hôm nay. Cũng xin chân thành cám ơn tất cả mọi người có mặt hay không có mặt trong Buổi lễ ra mắt hôm nay đã và sẽ cùng nhau chia sẻ những ước mơ, những tâm huyết và cả những bức xúc hiện nay: giới trẻ hình như chưa hẳn đã quay lưng song thật sự nhiều bạn trẻ không mấy mặn mà đối với dân ca, dân nhạc, dân vũ, âm nhạc dân tộc.

Chúng tôi xin xác định định hướng và mục tiêu của CLB Âm Nhạc Dân Tộc Hương Sắc Ba Miền TP.HCM như sau:

Một là về định hướng CLB nỗ lực giữ gìn bản sắc riêng dân tộc, giữ hồn dân tộc để đất nước tồn tại và phát triển. CLB này khác với các câu lạc bộ bình thường, đã và sẽ qui tụ những nghệ sĩ gạo cội vừa mang tính tiêu biểu, trung tâm cho các câu lạc bộ âm nhạc dân tộc vừa có khả năng lan tỏa, truyền đạt quần chúng rộng rãi có nhiều người nghe, người coi và người kế tục từ giới trẻ nhất là trong các trường học từ tiểu học đến trung học đại học.

Hai là về mục tiêu CLB  là sưu tầm, khảo cứu, phát huy, quảng bá âm nhạc dân tộc ba miền từ dân nhạc, dân ca, dân vũ ba miền từ đó nghiên cứu, phát huy các loại hình để góp phần quảng bá rộng rãi trong và ngoài nước. Cũng từ đó với sự góp mặt tự nguyện của các nghệ sĩ lão thành tích cực đào tạo, truyền lửa cho các thế hệ trẻ kế thừa, nhất là tổ chức biểu diễn  tiêu biểu, quảng bá cho các giới trẻ ở các trường học. Đồng thời sẽ nỗ lực góp phần phát triển quảng bá trong du lịch quốc nội và quốc ngoại; kết hợp với ngành du lịch có những hoạt động từ hát rong đường phố đến các nhà hàng, các lễ hội, các cuộc giao lưu trong và ngoài nước để đẩy mạnh quảng bá âm nhạc dân tộc ba miền.

Với ba phó chủ nhiệm phụ trách 3 tổ dân ca, dân nhạc, dân vũ cùng với phó chủ nhiệm về bảo trợ tài chánh, đặc trách về du ca sẽ có kế hoạch cụ thể giao lưu biểu diễn, quảng bá ở trong và ngoài nước.

Riêng tôi có ước mơ như GSTS Trần Văn Khê một ngày nào đó âm nhạc dân tộc được đưa vào trường học. Như Thái Lan chẳng hạn, các trường tiểu học đều trưng bày nhạc cụ dân tộc để giới trẻ tiếp cận ngay từ bé.

Nhân dịp này, Tôi kêu gọi các ban giám hiệu các trường học từ phổ thông đến cao đẳng, đại học tại TP. Hồ Chí Minh và một ngày không xa của cả nước tạo mọi điều kiện cho ra đời các câu lạc bộ dân ca, dân nhạc, dân vũ...

Từ các trường như trường Đại Học Kinh Tế, Ngân Hàng tại TP. HCM... hiện nay đã có câu lạc bộ dân ca, sau ngày ra mắt ngày hôm nay sẽ tiếp tục cho ra mắt nhiều các câu lạc bộ dân ca của nhiều trường khác nữa, sẽ là niềm hạnh phúc lớn lao cho riêng tôi cũng như cho CLB này và cho những người yêu nước Việt Nam.

Các nghệ sĩ gạo cội lão thành của CLB nhiều người đã bỏ hết cả cuộc đời cho âm nhạc dân tộc sẽ sẵn sàng truyền lửa, đào tạo cho giới trẻ về dân ca, dân  nhạc, dân vũ.

Qua mười tiết mục biểu diễn chào mừng Lễ ra mắt CLB Âm Nhạc Dân Tộc Hương Sắc Ba Miền TP.HCM ngày hôm nay với các nghệ sĩ gạo cội như các nghệ sĩ Hồng Vân, Bích Phượng, Bích Hồng, Văn Thảo, Đức Dậu... cùng các nhạc sĩ lão thành như Minh Quang, Quốc Trụ, Thúy Hoan... cùng với các bạn trẻ rất nhiệt tình từ các trường học của TPHCM, dù chỉ có chưa tới 10 ngày tập luyện, đã nói lên bầu nhiệt tâm yêu dân ca, dân nhạc, dân vũ  như thế nào.

Chúng ta có quyền ước mơ ngày nào đó trả lời cho một đầu bếp người Nhật Onuki Hiroo từng nói rằng ông ta rất ngưỡng mộ Việt Nam, đã nhiều lần đến thăm Việt Nam, song mỗi lần đến thăm, ông rất thất vọng vì thấy giới trẻ Việt Nam cứ chăm chăm đi kiếm tiền mà không biết những gia trị quý báu của lịch sử văn hoá của  đât nước mình lại sinh ra nhiều tiền. Bởi giới trẻ có lòng tự hào dân tộc, yêu nước trong xây dựng sẽ khiến nước mình giàu mạnh như nước Nhật thì thiếu gì tiền.

Tôi xin phép được có quyền ước mơ một ngày nào đó trong các lễ hội như ở Nhật hay bao nước khác có hàng ngàn giới trẻ Việt Nam tự hào cùng nhau biểu diễn đánh trống, gõ bộ gõ, sử dụng các nhạc cụ dân tộc, hát dân ca, dân vũ tại TP.HCM và nhiều nơi khác.

Và như thế thì mỗi người trong chúng ta có mặt hay không có mặt ngày hôm nay phải chia sẻ ước mơ và phải bắt đầu quí trọng và có hành động cụ thể, khởi đầu bằng những cử chỉ, hành động nhỏ nhặt nhất.

Và tôi xin nhắc lại lời phát biểu  của một nữ sinh viên Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội năm 2011, song xin dược “nói trại” thay vì Hoàng Sa mà là Dân ca, Dân nhạc, Dân vũ rằng: “Bất cứ ai vô cảm với Dân Ca, Dân Nhạc, Dân Vũ là có tội với Tổ Tông và Dân Tộc”.

Rất mong mọi người nhất là giới truyền thông chia sẻ.

Xin chân thành cảm tạ tất cả quí vị.

TPHCM ngày 24 tháng 11 năm 2013.

Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã

Lắng nghe các bài hát được phổ nhạc trích từ "Trường ca Giáo dục Gia đình và Văn hóa Quốc đạo"

Tải về HN3Portal
(ứng dụng di động miễn phí dành cho Android)

Tải về ứng dụng di độngTải về ứng dụng di động

để luôn cập nhật thông tin về Quỹ Văn hóa Giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã mọi lúc mọi nơi.

Số lượng truy cập

We have 125 guests and no members online

905259
TodayToday278
YesterdayYesterday170
This WeekThis Week401
This MonthThis Month5736
All DaysAll Days905259
Highest 02-01-2024 : 4228

Free counters!