• Hình động trên cùng 1

Đây là kho tư liệu quý hiếm về lịch sử văn hóa độc đáo của Việt Nam, không phải là trang “web” bình thường; hiện có hàng trăm tư liệu quý chưa đưa lên mạng. Xin thử coi vào mục “tưởng niệm”, hiện đã có những phim phỏng vấn những người nổi tiếng như Văn Cao, Phùng Quán, Phạm Duy, Trần Văn Khê và sẽ tiếp tục đưa lên nhiều tư liệu quý nữa. Hay thử coi mục “Giáo dục” đã thử đưa lên một vài bài về nghiên cứu giáo dục từ “phương pháp dạy và học” đến “Chân dung người thầy thế kỷ XX”, nhất là về “lương sư hưng quốc”. Cũng nên quan tâm đến bốn chương trình cùng nhau: "Cùng nhau quảng bá sự thật lịch sử chủ quyền ra thế giới"; "Cùng nhau quảng bá Bếp Việt ra thế giới"; "Cùng nhau đem dân ca - hát thơ vào trường học" và cùng nhau xây dựng chương trình "Ngàn thanh niên thế kỷ XXI", mỗi người một kế hoạch nhỏ góp phần xây dựng Việt Nam thành cường quốc biển.

Trang mạng này đang cần nhiều sự hỗ trợ về tài chánh và nhân lực để đưa lên nhiều tài liệu quý vốn đã có cũng như cho “Quỹ Văn hóa Giáo dục” có nhiều học bổng khuyến học về “Hoàng Sa học” cũng như làm luận văn, luận án tiến sĩ…

QUỸ VĂN HÓA GIÁO DỤC HÃN NGUYÊN NGUYỄN NHÃ ĐỒNG HÀNH CÙNG HIỆP HỘI ẨM THỰC VÀ DU LỊCH VIỆT NAM VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN NGHỆ NHÂN ẨM THỰC DÂN GIAN VIỆT NAM THAM GIA ĐẠI HỘI ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ THẾ GIỚI - CHI TIẾT TẠI AMTHUC.NET.VN

Thứ năm, 05 Tháng 12 2013 00:30
User Rating: / 0
PoorBest 
Share on Facebook

Tâm thư ngày 27/11/2013 gửi các bạn trẻ Việt Nam nhân chuyến đi thăm nước Úc của Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã.

 

 

Ai cũng phải thừa nhận rằng tuổi trẻ là tương lai của đất nước. Vậy mà một đầu bếp người Nhật, ông Onuki Hiroo trong buổi giao lưu ẩm thực Việt-Nhật ở nhà tôi đã nói rằng: “Tôi là người rất khâm phục Việt Nam, tôi đã nhiều lần đến Việt Nam, song mỗi lần đến Việt Nam tôi lại rất thất vọng khi thấy các bạn trẻ Việt Nam hiện nay cứ chăm chăm đi kiếm tiền mà không biết giá trị lịch sử văn hóa của mình lại sinh ra nhiều tiền”.

Tôi xin chia sẻ ý tưởng của người bạn Nhật quý, rất tốt này. Chính người Nhật đã rất trọng danh dự, rất quý trọng lịch sử văn hóa của họ, tạo niềm tự hào đến mức kiêu hãnh người Nhật cái gì cũng nhất nên họ có lòng yêu nước rất cao, nhất là trong xây dựng đất nước họ trở nên hùng mạnh thì mọi người Nhật đều có nhiều tiền.

Lịch sử Việt Nam đúng là lịch sử đấu tranh, nên rất tự hào về lịch sử đấu tranh. Song để thoát khỏi những nguy cơ mất nước mà khó có một dân tộc nào có nhiều những nguy cơ lớn lao đến như thế, Việt Nam có những cái độc đáo ngay trong xây dựng, trong văn hóa, nhất là có thời cơ phát lộ ra mà có khi người Việt nhất là giới trẻ không thấy, cho không có gì đáng tự hào.

Chẳng hạn như hơn 1000 năm Bắc thuộc đã tôi luyện xây dựng con người phụ nữ Việt Nam kiên cường bất khuất như bà Trưng, bà Triệu có khả năng lãnh đạo như nam giới song cũng đảm việc nhà, là nội tướng “khiến lệnh ông không bằng cồng bà” và còn bao nhiêu cái hay cái đẹp mà tôi đã từng viết những cái nhất thế giới của người phụ nữ Việt Nam.

Hoặc như hàng ngàn năm tự chủ, các chính quyền qua các thời đại có những sai lầm tai hại như xây dựng khoa cử nho học, Tống nho dạy và học, thi hương chỉ thi Bắc sử, học toàn văn hóa Tàu. Song văn hóa dân gian cách ăn, cách mặc, cách ở, sinh hoạt lễ hội, âm nhạc dân tộc thật tuyệt vời khiến các nhà nho không mất gốc và dân vẫn giữ bản sắc dân tộc riêng của mình. Ngay theo Nho giáo “nam nữ thụ thụ bất thân”, nhà chùa không được ca hát, song hát quan họ thì lại có tục ngủ bọn và hát quan họ ngay tại các chùa như chùa Thị Cầu…

Hoặc có một thời chữ Hán chữ Tây tràn ngập hầu như biến người Việt thành kẻ nô dịch, vọng ngoại; vì mưu sinh mọi người đua nhau học chữ Hán, chữ Tây để cầu vinh, song lập tức thấy ngay sự tuyệt vời của ngôn ngữ Việt, tiếp thu, rồi lại Việt hóa ngay không phải chỉ sự ra đời của chữ Nôm để in ấn các tác phẩm bất hủ các tác phẩm bất hủ Hán nôm như Truyện Kiều hay sách bách khoa toàn thư "Lịch triều hiến chướng loại chí" của Phan Huy Chú mà cách phiên âm chữ Hán chữ Tây đọc theo kiểu Việt khiến cho ngôn ngữ Việt Nam rất phong phú, tải tất cả kho kiến thức cuả cả nhân loại. Điều độc đáo tuyệt vời hơn nữa là trên thế giới không có nước nào với ngôn ngữ đơn lập đa âm, sáu âm khiến người Việt Nam nói như hát hay như chim hót và với thơ ca nhất là thơ lục bát vừa có cước vận lại có yêu vận khiến có thể hát hàng trăm, hàng ngàn làn điệu dân ca ca cổ ba miền…

Cũng như trước đây người ta coi thường những món ăn Việt coi như là nhẹ, không đáng kể gì thì nay thấy những món ăn Tây, Tàu nhiều thịt, nhiều dầu mỡ, tuy rất ngon, dư dinh dưỡng lại đang sinh ra nhiều bệnh như bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường, gout, ung thư (cancer)... khiến món ăn nhẹ Việt Nam lấy tự nhiên làm gốc, ít thịt, ít mỡ, nhiều rau củ quả, lại rất lợi cho sức khỏe… nên bắt đầu ưa thích.

Và rồi biết bao những gì ta coi là tầm thường, lại rất độc đáo không có dân tộc, nước nào có, rất đáng tự hào.

Song có dân tộc nào trên trái đất này lại không có những gì xấu xí đâu, nhất là khi Việt Nam chưa đến kỷ nguyên xây dựng đất nước hùng mạnh, chưa có truyền thống yêu nước trong xây dựng đất nước như nước Nhật hay nhiều nước hùng cường khác.

Có thể Trung Quốc đang vươn lên trở thành một cường quốc, không chịu bị bắt nạt, xử ép như thế kỷ trước, thì Việt Nam cũng thế và còn có động lực lớn hơn như đang bị chính Trung Quốc làm nhục, xử ép ở Biển Đông, buộc Việt Nam trở thành thuộc quốc. Điều này lịch sử Việt Nam cho biết chưa bao giờ chịu khuất phục và nay lại càng có nhiều yếu tố, khả năng tin tưởng hơn như thế.

Và bây giờ giới trẻ Việt Nam hãy nhìn thẳng vào mình xem cơ sự nào khiến một người Nhật như ông Okuni Hiroo nói các bạn trẻ như trên.

Chắc chắn có nhiều nguyên do trong đó có nguyên do bị bão hòa yêu nước trong chiến đấu khi chiến tranh ác liệt quá, lâu dài quá, nhiều gian khổ quá, khiến nay cần được bù đắp hưởng thụ, nên ngủ quên yêu nước trong xây dựng!

Chắc chắn chính quyền phải chịu trách nhiệm chính, song mỗi người Việt Nam trong đó có những người thầy như tôi cũng phải chịu trách nhiệm, vì đất nước là của chung, không ai được độc quyền yêu nước!

Chính vì vậy mà nhiều năm nay tôi đi nhiều nơi và bây giờ tôi sang nước Úc tiếp tục nói về Chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa & Trường Sa. Hoàng Sa & Trường Sa như là chất men yêu nước. Bởi càng có nguy cơ, lại càng có thời cơ tốt. Nước Úc là chặng dừng chân cuối cùng cho sự đánh động việc hoàn chỉnh dịch thuật hồ sơ tư liệu bằng Tiếng Anh về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa & Trường Sa để tôi sẽ gửi đến các thư viện lớn trên thế giới.

Nếu từ Nuremberg đến Praha, tôi cùng nhà thơ Mai Trinh hứng khởi sáng tác “Hịch Biển Đông" thì nay từ Sydney đến các nơi như Adelaide, Melbourne, Camberra, chúng tôi sẽ hoàn tất "Trường Ca Biển Đông dậy sóng", cũng là hoàn tất tập "Trường ca Giáo dục gia đình và Văn hóa Quốc đạo", thờ Tổ tiên, Quốc tổ, anh hùng dân tộc, với những triết lý sống của Việt nam như "triết lý bầu bí" có thể giúp trái đất thoát khỏi nguy cơ tận thế. Từ đây tôi sẽ khởi viết “Người Việt xấu xí", nhất là cái xấu thiếu liên kết, thiếu đoàn kết, không quan tâm đến hòan chỉnh, đến nơi đến chốn; thích hưởng thụ sớm; hoang phí vô độ…

Tôi vẫn đặt nhiều kỳ vọng nơi các bạn trẻ Việt Nam, nên đã khởi xướng “Chương trình Ngàn thanh niên thế kỷ XXI”, mỗi người có đề án riêng, một kế hoạch nhỏ xây dựng nội lực Việt Nam hùng cường thế kỷ XXI. Đồng thời tôi sẽ cố gắng phổ biến những nỗ lực nghiên cứu gíao dục, giúp đổi mới toàn diện giáo dục, nhất là đổi mới phương pháp dạy học hiện đại phối hợp với giáo dục gia đình, giữ hồn dân tộc, tạo niềm tự hào dân tộc, lấy cái nhục tụt hậu như ông cha từng lấy nhục vong quốc, sẵn sàng dấn thân, hy sinh tư lợi, tạo động lực cho giới trẻ xây dựng đất nước hùng cường, sớm trở thành cường quốc biển, mới mong thoát nguy cơ Bắc thuộc một lần nữa.

Mong vậy thay,

Hãn Nguyên Nguyễn Nhã

Lắng nghe các bài hát được phổ nhạc trích từ "Trường ca Giáo dục Gia đình và Văn hóa Quốc đạo"

Tải về HN3Portal
(ứng dụng di động miễn phí dành cho Android)

Tải về ứng dụng di độngTải về ứng dụng di động

để luôn cập nhật thông tin về Quỹ Văn hóa Giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã mọi lúc mọi nơi.

Số lượng truy cập

We have 232 guests and no members online

905117
TodayToday136
YesterdayYesterday170
This WeekThis Week259
This MonthThis Month5594
All DaysAll Days905117
Highest 02-01-2024 : 4228

Free counters!