Với mong muốn bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, trong những năm qua, Nhóm Ca trù và hát thơ Lạc Việt, một hoạt động của Quỹ Văn hóa Giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, luôn đồng hành cùng Hội chợ mua sắm cuối năm tại Nhà thi đấu Phú Thọ. Vào các buổi tối diễn ra hội chợ, gian hàng ca trù và hát thơ luôn rộn ràng những làn điệu dân ca, ví dặm, hò, vè, hát thơ… với những chủ đề: Giáo dục Gia đình, Văn hóa Quốc đạo, thờ Quốc tổ, Gia huấn ca, Hịch biển Đông dậy sóng, Vinh danh ẩm thực Việt… đã mang đến cho người thưởng thức sống lại không khí hào hùng dân tộc, kinh qua những miền sử vàng đặc sắc và ý thức bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Ngoài chủ trương “Đem hát thơ, âm nhạc dân tộc vào trường học”, Quỹ Văn hóa Giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã còn chủ trương “Đề án Bếp Việt - Bếp của thế giới” tạo lòng tự hào dân tộc qua cổng thông tin www.amthuc.net.vn, đồng thời ấn hành các sách xây dựng lý luận về ẩm thực Việt Nam như: “Bản sắc ẩm thực Việt Nam”, “Độc đáo ẩm thực Thăng Long - Hà Nội”, “Độc đáo ẩm thực Huế”, “Phở Việt”, “Độc đáo ẩm thực Nam Bộ”, “Độc đáo ẩm thực Sài Gòn”…
Quỹ Văn hóa Giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã đang vận động xuất bản sách “Trường ca Giáo dục Gia đình và Văn hóa Quốc đạo” với nhiều đĩa hát thơ, liên kết với Quỹ Khoa học Kỹ thuật của GSTS. Nguyễn Đăng Hưng và các tổ chức khác vận động các học bổng du học cho những thanh niên có đề án xây dựng nội lực Đất nước hùng cường.
Sau gần nửa thế kỷ đi vào học thuật tham gia công tác nghiên cứu giảng dạy từ tiểu học, trung học và đại học, nhất là nghiên cứu, phát huy truyền thống Việt Nam, hơn bao giờ hết cần cho giới trẻ Việt Nam nhận thức rõ giá trị quý giá của lịch sử văn hóa đáng tự hào của mình để nỗ lực góp phần xây dựng nội lực đất nước hùng cường trở thành cường quốc biển trong tương lai, không còn bị xử ép, làm nhục ở Biển Đông; cũng để trả lời trái lại với nhận xét của một đầu bếp người Nhật Onuki Hiroo rằng ông rất ngưỡng mộ Việt Nam, đã nhiều lần đến Việt Nam, song mỗi lần đến Việt Nam ông lại rất thất vọng, vì thấy giới trẻ Việt Nam hiện nay cứ chăm chăm đi kiếm tiền mà không thấy giá trị lịch sử quý giá của đất nước mình lại sinh ra nhiều tiền.
Cổng thông tin www.hannguyennguyennha.com sẽ là kho tư liệu về lịch sử, văn hóa Việt Nam, trước mắt khởi xướng bốn chương trình:
1. Cùng nhau quảng bá sự thật chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa & Trường Sa ra thế giới: ban đầu với hơn 500 trang hồ sơ tư liệu bằng tiếng Anh sau 3 tháng góp ý hoàn chỉnh sẽ cùng nhau đưa tới thư viện trên thế giới, nhất là các thư viện các trường đại học có môn, ngành Á Châu học. Mong từng cộng đồng người Việt ở nước ngoài tổ chức các giải thưởng cho các nhà nghiên cứu trẻ viết bài cho các tạp chí chuyên môn hay báo đài tại các địa phương ở hải ngoại.
2. Cùng nhau quảng bá bếp Việt ra thế giới: đang vận động phục dựng ẩm thực cung đình Huế về an toàn thực phẩm và vận động các doanh nghiệp xây dựng chuỗi nhà hàng từ thực phẩm sạch đến bếp sạch do Bà Phạm Thanh Hà, nguyên Phó Tổng Giám đốc khách sạn Caravelle phụ trách; riêng ngày ra mắt sẽ giới thiệu 50 món chả Việt Nam trong đó những khách mời được thưởng thức món “Chả đuôi phụng” kỷ lục cho 300 thực khách, do siêu đầu bếp Nguyễn Văn Lập biểu diễn.
3. Cùng nhau đem âm nhạc dân tộc, hát thơ vào trường học, vận động thành lập các CLB dân ca cho giới trẻ tích cực giữ hồn Việt, buổi đầu tiên vào trường Đức Trí do TS. Nguyễn Nhã nói chuyện với NSUT. Hồng Vân minh họa hát dân ca ba miền và những làn điệu hát thơ 3 miền trích từ “Trường ca Giáo dục Gia đình và Văn hóa Quốc đạo” hơn 6000 câu lục bát của nhà thơ Mai Trinh & Hãn Nguyên Nguyễn Nhã.
4. Cùng nhau xây dựng chương trình “Ngàn thanh niên thế kỷ XXI”, mỗi người có đề án xây dựng nội lực đất nước hùng cường, trong đó có bạn đăng ký ngàn cánh hạc rèn luyện kỹ năng sống yêu nước như thanh niên Nhật Bản hoặc đề án đào tạo ngàn thanh niên đầu bếp Việt giỏi, hoặc đề án đào tạo ngàn thanh niên có kỹ năng sống làm giàu như thanh niên Mỹ…
Về tư liệu sẽ dần dần nhập những bài Hãn Nguyên Nguyễn Nhã viết, những bài viết về Hãn Nguyên Nguyễn Nhã và những bài của người khác về lịch sử, văn hóa, giáo dục Việt Nam.
Rất mong được mọi người, nhất là giới trẻ hưởng ứng tâm nguyện của một người thầy qua những bức thư xây dựng một tác phẩm: “Tâm sự hay chân dung người thầy Việt Nam thế kỷ XX - XXI”. Bức thư đầu tiên gửi cho học giả Hoàng Xuân Hãn và nhà nghiên cứu Nhất Thanh - Vũ Văn Khiếu, tác giả tác phẩm “Đất lề quê thói” cùng bức thư gửi cho các học trò từ trường Thực nghiệm Sư phạm - Quốc gia Sư phạm Sài Gòn, trường Tống Phước Hiệp - Vĩnh Long, Trung học Kiểu mẫu Thủ Đức - Đại học Sư phạm Sài Gòn (trước 1975); Trung học Thực hành - Đại học Sư phạm Tp.HCM, Cao đẳng Sư phạm Tp.HCM - Đại học Sài Gòn, Đại Học Hùng Vương, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM... Sau đó là những bức tâm thư gửi cho các bạn trẻ Việt Nam suốt từ năm 2007 tới nay.
“Tâm sự hay chân dung người thầy Việt Nam thế kỷ XX” phản ảnh một thời kỳ “Việt Nam đi vào lịch sử thế giới” hay “Thế kỷ XX, thế kỷ của Việt Nam của lịch sử thế giới” với bao đau thương thù hận tiến tới Đại Hòa Dân Tộc và Đại Hòa Nhân loại”, với phương châm cùng thắng “win-win”, với triết lý sống “bầu bí” của Việt Nam.
Cũng cổng thông tin www.hannguyennguyennhha.com sẽ chứa đựng kỷ lục thơ ca Việt Nam với hàng chục ngàn câu thơ lục bát, loại hình thơ độc đáo Việt Nam có thể hát với hàng trăm, ngàn làn điệu dân ca, ca cổ ba miền, trước hết với “Trường ca gia đình và văn hóa quốc đạo”, thờ Quốc tổ, anh hùng dân tộc tổ tiên mỗi gia đình cùng với những triết lý sống rất độc đáo của Việt Nam với hơn 6000 câu lục bát, cùng với “Trường ca giáo dục gia đình”, dạy con còn bé, khi con khôn lớn, mười đặc điểm xâu xí của người Việt cần khắc phục, Thập nhị hiền kinh, Hịch Biển Đông - trường ca Biển Đông Dậy Sóng... với hơn 6000 câu lục bát cũng của nhà thơ Mai Trinh và Hãn Nguyên Nguyễn Nhã.
Cũng đang nỗ lực giáo dục thanh niên Việt Nam học tập kỹ năng sống yêu nước của thanh niên Nhật Bản và kỹ năng sống tư duy sáng tạo như thanh niên Do Thái. Trước hết trình bày những phương pháp dạy và học đã được nghiên cứu từ hơn 40 năm nay, đã áp dụng cho môn học: “Phương pháp học tập đại học”, “Cơ sở Văn hóa Việt Nam”, và đặc biệt môn “Văn hóa Ẩm thực Việt Nam” tại Khoa Văn hóa học, trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Tp.HCM mà các sinh viên đều cho là mới lạ, độc chiêu khi yêu cầu rất cao sinh viên tự học, tự nghiên cứu là chính, rất quan tâm đến các kỹ năng chuẩn bị vào đời từ đề cương môn học (syllabus), đề cương bài giảng, phiếu sinh viên thu hoạch mỗi buổi học, các nhóm thuyết trình, nhóm phản biện, kiểm tra cho sử dụng tài liệu và bài tập nghiên cứu của mỗi sinh viên...
Tất cả đang chuẩn bị cho giới trẻ góp phần xây dựng nội lực cho một kỷ nguyên mới Việt Nam, kỷ nguyên hùng cường!
Mong có sự chia sẻ, chung tay ủng hộ đóng góp xây dựng Quỹ Văn hóa Giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã để tiếp tục các hoạt động mà gần nửa thế kỷ nay TS. Nguyễn Nhã đã theo đuổi không mệt mỏi, và đang chuẩn bị sẽ bước sang giai đoạn phát triển mới.
Trân trọng,
TS. Nguyễn Nhã
Sáng lập viên Quỹ Văn hóa Giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã
Trưởng Đề án Bếp Việt - Bếp của thế giới
Để liên hệ ủng hộ tài chính hoặc cộng tác chuyên môn, quý vị vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách:
* Gửi thư bưu điện theo địa chỉ:
Quỹ Văn hóa Giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã
191/1D Trần Kế Xương, Phường 7, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM
* Hoặc gọi một trong các số điện thoại:
TS. Nguyễn Nhã: +84 908 254 574
Tài trợ: +84 8 3843 1913 / +84 933 586 653
Truyền thông: +84 902 848 163
Hoặc gửi về hộp thư điện tử: JLIB_HTML_CLOAKING
Cách thức ủng hộ:
1. Chuyển tiền trực tiếp cho cho Quỹ Văn hóa Giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã tại văn phòng (191/1D Trần Kế Xương, P.7, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM)
2. Thông qua tài khoản ngân hàng:
Chủ tài khoản: Nguyễn Nhã
Số tài khoản Vietcombank:
- 0371 000 414 673 (VNĐ)
- 0371 370 414 674 (USD)
- 0371 140 414 675 (EUR)
3. Đóng góp cho từng dự án độc lập.
* Tham khảo thêm thông tin về các hoạt động của Quỹ Văn hóa Giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã:
- Youtube: www.youtube.com/hannguyennguyennha
- Tìm kiếm trên mạng Google bằng từ khóa: "hát thơ", “hát thơ 2012”, “hát thơ 2013”, "hát thơ 2014", “Bản sắc hát thơ”, “Đêm ca trù & hát thơ nhớ mẹ”, “Đêm ca trù & hát thơ báo hiếu”, “Môt đời gìn giữ hồn Việt”, "Ca trù Quốc đạo", "Hát thơ Quốc đạo", "Hoàng Sa học", "Tập san Sử Địa"…
- Báo chí: mục “Giữ hồn dân tộc” trên Báo Thanh Niên (từ 01/01/2012), loạt bài "Một đời đi tìm bằng chứng lịch sử" trên Báo Giáo dục Tp.HCM (http://goo.gl/rfHls)