• Hình động trên cùng 1

Đây là kho tư liệu quý hiếm về lịch sử văn hóa độc đáo của Việt Nam, không phải là trang “web” bình thường; hiện có hàng trăm tư liệu quý chưa đưa lên mạng. Xin thử coi vào mục “tưởng niệm”, hiện đã có những phim phỏng vấn những người nổi tiếng như Văn Cao, Phùng Quán, Phạm Duy, Trần Văn Khê và sẽ tiếp tục đưa lên nhiều tư liệu quý nữa. Hay thử coi mục “Giáo dục” đã thử đưa lên một vài bài về nghiên cứu giáo dục từ “phương pháp dạy và học” đến “Chân dung người thầy thế kỷ XX”, nhất là về “lương sư hưng quốc”. Cũng nên quan tâm đến bốn chương trình cùng nhau: "Cùng nhau quảng bá sự thật lịch sử chủ quyền ra thế giới"; "Cùng nhau quảng bá Bếp Việt ra thế giới"; "Cùng nhau đem dân ca - hát thơ vào trường học" và cùng nhau xây dựng chương trình "Ngàn thanh niên thế kỷ XXI", mỗi người một kế hoạch nhỏ góp phần xây dựng Việt Nam thành cường quốc biển.

Trang mạng này đang cần nhiều sự hỗ trợ về tài chánh và nhân lực để đưa lên nhiều tài liệu quý vốn đã có cũng như cho “Quỹ Văn hóa Giáo dục” có nhiều học bổng khuyến học về “Hoàng Sa học” cũng như làm luận văn, luận án tiến sĩ…

QUỸ VĂN HÓA GIÁO DỤC HÃN NGUYÊN NGUYỄN NHÃ ĐỒNG HÀNH CÙNG HIỆP HỘI ẨM THỰC VÀ DU LỊCH VIỆT NAM VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN NGHỆ NHÂN ẨM THỰC DÂN GIAN VIỆT NAM THAM GIA ĐẠI HỘI ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ THẾ GIỚI - CHI TIẾT TẠI AMTHUC.NET.VN

Thứ sáu, 12 Tháng 9 2014 03:25
User Rating: / 0
PoorBest 
Share on Facebook

Cổ đông hóa sẽ gây ra nhiều hệ lụy không tốt không chỉ cho Trường ĐH Hoa Sen mà cả hệ thống giáo dục đại học tư ở Việt Nam.

Từ vụ lùm xùm ở Trường ĐH Hoa Sen, vấn đề được đặt ra là làm thế nào để các trường ĐH tư phát triển lành mạnh nhằm thực hiện sứ mạng giáo dục của mình. Báo Pháp Luật TP.HCM đã phỏng vấn TS Nguyễn Nhã, từng là sáng lập viên, nguyên Ủy viên Thường trực Hội đồng sáng lập ĐH Dân lập Hùng Vương - nơi từng xảy ra tình trạng tương tự.

 

Sai lầm của ĐH Hoa Sen là cổ đông hóa

Ông đánh giá như thế nào qua vụ việc đại hội cổ đông bất thường bãi nhiệm hội đồng quản trị (HĐQT) ở Trường ĐH Hoa Sen?

+ Vụ việc lùm xùm và đại hội cổ đông ĐH Hoa Sen tại TP.HCM ngày 2-8 với kết quả 5/7 thành viên HĐQT bị bãi miễn cho thấy các cổ đông hoàn toàn vì lợi ích riêng chứ không vì giáo dục. Cổ đông hóa sẽ gây ra nhiều hệ lụy không tốt không chỉ cho Trường ĐH Hoa Sen mà cả hệ thống giáo dục đại học tư ở Việt Nam. Tôi khẳng định rằng nếu còn cổ đông hóa sẽ còn tiếp tục những vấn nạn tương tự như thế ở nhiều trường đại học khác nữa. Bất cứ cổ đông theo kiểu công ty đều phải bảo vệ lợi ích của mình, được chia lời, mà kiểu đại học tư hiện nay ở Việt Nam là hình thức siêu lợi nhuận vì đầu tư không phải tốn kém nhiều. Và như thế đại học tư không bao giờ huy động được sự đóng góp của xã hội, kể cả đóng góp của cựu sinh viên.

Tôi nhắc lại khi đã cổ đông hóa là làm hỏng giáo dục, vì cổ đông hóa là một hình thức công ty hóa, sẽ đặt vấn đề lợi nhuận chứ không phải vì giáo dục, không phải tập hợp những người có tâm về giáo dục. Sai lầm của ĐH Hoa Sen là cổ đông hóa để cuối cùng nó phát triển thành công ty, vô hình trung thành thương mại hóa giáo dục đại học.

. Từng là thành viên sáng lập ĐH Hùng Vương, ông đã làm gì khi trường này cũng bị cổ đông hóa?

+ Khi sáng lập Trường ĐH Hùng Vương năm 1993, chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ các mô hình đại học trên khắp thế giới. Lúc đó mục tiêu của trường là không vụ lợi và vì giáo dục. Biết được chúng tôi sáng lập trường, ông Trần Tuấn Tài, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Việt Hoa, đề nghị dành 20 tỉ đồng góp vốn nhưng phải cho ông ấy tham gia bằng hình thức cổ đông. Thời điểm ấy số tiền như thế là rất lớn, nhưng chúng tôi không chấp nhận vì đó là hình thức cổ đông hóa kiểu công ty. Khi đã là cổ đông hóa thì sẽ không huy động được sự đóng góp từ xã hội. Và ông Tài nói nếu không nhận mô hình đó (cổ đông - PV) thì ông ấy vẫn tặng 2 tỉ đồng. Chúng tôi đã chấp nhận và cho một đại diện của ông Tài tham gia HĐQT của trường. Người đại diện này chỉ vào nghe chứ không có ý kiến gì hết. Như vậy là chấp nhận được.

Thời gian sau, những người được mời vào làm chủ nhiệm khoa, phó chủ nhiệm khoa tỏ ra coi thường những người sáng lập vì không có đóng góp tiền bạc gì cả và tìm mọi cách loại chúng tôi. Từ kinh nghiệm trên, theo tôi bất cứ một trường đại học nào cũng phải có thành viên chiến lược, tức là có tâm và tầm, qua đó mới huy động sự ủng hộ xã hội được. Trường ĐH Hùng Vương là trường đại học chủ trương không huy động cổ đông nhưng cuối cùng một số người cơ hội đã làm giống với các trường khác hiện có ở trong nước, đó là cổ đông hóa, thương mại hóa giáo dục đại học. Tôi không hiểu tại sao Bộ GD&ĐT không quan tâm đến vấn đề bất vụ lợi như ĐH Hùng Vương đang làm mà lại biến một trường không cổ đông thành cổ đông hóa như hiện nay.

“Thương mại hóa giáo dục là tội ác”

. Cổ đông hóa giáo dục đại học tư ở Việt Nam có phải là một quy trình ngược với thế giới?

+ Tôi vẫn nghĩ khi làm cổ đông là thương mại hóa. Ấy vậy mà mọi người vẫn coi trọng thương mại hóa giáo dục và cho đó là chuyện bình thường. Thường ở nước ngoài, trường đại học tư với tôn chỉ bất vụ lợi, học phí chỉ chiếm hơn 30% ngân sách hằng năm, còn lại 30% do vận động đóng góp của các công ty và 30% Nhà nước hỗ trợ. Tôn chỉ bất vụ lợi là mục tiêu không phải vì lợi nhuận mà là vì phát triển giáo dục.

Quy trình thành lập các đại học tư ở Việt Nam đi ngược thế giới, nếu có trường nào đi theo quy trình thành lập như các đại học tư nổi tiếng ở nước ngoài thì bị vùi dập. Có thể có những lập luận rằng Việt Nam khác, không có sẵn những người giàu có như ở nước ngoài. Song họ quên một điều khi đã có các doanh nghiệp như ngân hàng, công ty của nhà nước hay tư nhân đều có thể có chiến lược tiếp thị, làm việc thiện nguyện, mà đầu tư cho giáo dục đại học là chiến lược tiếp thị rất khôn ngoan, vững bền nhất.

Cổ đông hóa, thương mại hóa giáo dục theo tôi là một tội ác. Anh biến một trường không cổ đông hóa thành cổ đông hóa như ĐH Hùng Vương là tội ác đối với nền giáo dục của Việt Nam. Sai lầm đó đã làm tụt hậu giáo dục đại học ở Việt Nam.

. Theo ông, đâu là giải pháp căn cơ để xóa bỏ tình trạng này?

+ Theo tôi, trường đại học không nên cổ phần hóa, tức là không có cổ đông và không chia lời. Bây giờ những trường nào theo chủ trương bất vụ lợi thì không được chia lời. Từ đó, những cổ đông muốn chia lời họ sẽ rút ra để những người có tâm giáo dục toàn tâm toàn ý thực hiện sự nghiệp giáo dục và trong cạnh tranh sẽ đào thải những trường nào kinh doanh hóa. Trước mắt phải làm được như vậy. Còn tương lai phải theo hướng đã là đại học tư thì phải bất vụ lợi. Với trường hợp như Trường ĐH Hoa Sen, nếu đã quản lý thành công rồi thì cứ xử theo hướng không được chia lời, để cho những cổ đông vụ lợi tự rút khỏi trường.

Xin cảm ơn ông.

TÁ LÂM

Diễn biến chính vụ Đại học Hoa Sen

1991: Thành lập Trường Nghiệp vụ Tin học và Quản lý Hoa Sen, nguồn ngân sách để trường hoạt động chủ yếu từ nguồn tài trợ của Công ty SCITEC và hai tổ chức của Pháp là AIMF (Hiệp hội Thị trưởng các thành phố nói tiếng Pháp), CCIV (Phòng Thương mại và Công nghiệp Versailles).

1994: Trường Hoa Sen trở thành trường bán công và được UBND TP cấp cơ sở tại số 8 Nguyễn Văn Tráng, quận 1 để hoạt động.

1999: Thủ tướng ký quyết định thành lập Trường CĐ Bán công Hoa Sen trực thuộc UBND TP.HCM.

2006: Chuyển đổi Trường CĐ Bán công Hoa Sen thành Trường CĐ tư thục Hoa Sen. Ngày 30-11-2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 274/2006 về việc thành lập Trường ĐH tư thục Hoa Sen.

2007: Quy chế tổ chức và hoạt động của trường được ban hành, xác định trường hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận. Từ đây xuất hiện bất đồng về lợi ích giữa nhóm cổ đông không muốn trường đi theo cơ chế phi lợi nhuận và HĐQT, ban giám hiệu trường.

2-8-2014: Nhóm cổ đông 30% ĐH Hoa Sen tổ chức đại hội cổ đông bất thường để bãi nhiệm các thành viên HĐQT, bầu lại HĐQT, ban kiểm soát mới.

4-8-2014: Ông Trần Văn Tạo, Chủ tịch HĐQT ĐH Hoa Sen, cùng bốn thành viên HĐQT và ba thành viên ban kiểm soát ký tên tuyên bố đại hội đồng cổ đông bất thường là bất hợp pháp.

19-8-2014: Sở GD&ĐT TP.HCM thông báo chưa công nhận HĐQT Trường ĐH Hoa Sen tại đại hội cổ đông bất thường ngày 2-8.

(Pháp luật TPHCM, Thứ Ba, ngày 26/8/2014 - 03:00)

Lắng nghe các bài hát được phổ nhạc trích từ "Trường ca Giáo dục Gia đình và Văn hóa Quốc đạo"

Tải về HN3Portal
(ứng dụng di động miễn phí dành cho Android)

Tải về ứng dụng di độngTải về ứng dụng di động

để luôn cập nhật thông tin về Quỹ Văn hóa Giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã mọi lúc mọi nơi.

Số lượng truy cập

We have 291 guests and no members online

932040
TodayToday284
YesterdayYesterday158
This WeekThis Week508
This MonthThis Month3577
All DaysAll Days932040
Highest 02-01-2024 : 4228

Free counters!