• Hình động trên cùng 1

Đây là kho tư liệu quý hiếm về lịch sử văn hóa độc đáo của Việt Nam, không phải là trang “web” bình thường; hiện có hàng trăm tư liệu quý chưa đưa lên mạng. Xin thử coi vào mục “tưởng niệm”, hiện đã có những phim phỏng vấn những người nổi tiếng như Văn Cao, Phùng Quán, Phạm Duy, Trần Văn Khê và sẽ tiếp tục đưa lên nhiều tư liệu quý nữa. Hay thử coi mục “Giáo dục” đã thử đưa lên một vài bài về nghiên cứu giáo dục từ “phương pháp dạy và học” đến “Chân dung người thầy thế kỷ XX”, nhất là về “lương sư hưng quốc”. Cũng nên quan tâm đến bốn chương trình cùng nhau: "Cùng nhau quảng bá sự thật lịch sử chủ quyền ra thế giới"; "Cùng nhau quảng bá Bếp Việt ra thế giới"; "Cùng nhau đem dân ca - hát thơ vào trường học" và cùng nhau xây dựng chương trình "Ngàn thanh niên thế kỷ XXI", mỗi người một kế hoạch nhỏ góp phần xây dựng Việt Nam thành cường quốc biển.

Trang mạng này đang cần nhiều sự hỗ trợ về tài chánh và nhân lực để đưa lên nhiều tài liệu quý vốn đã có cũng như cho “Quỹ Văn hóa Giáo dục” có nhiều học bổng khuyến học về “Hoàng Sa học” cũng như làm luận văn, luận án tiến sĩ…

QUỸ VĂN HÓA GIÁO DỤC HÃN NGUYÊN NGUYỄN NHÃ ĐỒNG HÀNH CÙNG HIỆP HỘI ẨM THỰC VÀ DU LỊCH VIỆT NAM VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN NGHỆ NHÂN ẨM THỰC DÂN GIAN VIỆT NAM THAM GIA ĐẠI HỘI ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ THẾ GIỚI - CHI TIẾT TẠI AMTHUC.NET.VN

Chủ nhật, 30 Tháng 3 2014 11:17
User Rating: / 0
PoorBest 
Share on Facebook

Theo báo Washington Post, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ phổ biến thứ 5 ở Mỹ trong các ngôn ngữ không phải là tiếng Anh.

Tờ báo này dẫn dữ liệu từ cơ quan thống kê dân số liên bang Mỹ Census Bureau cho biết, tính đến năm 2010, tiếng Trung Quốc đã vượt qua tiếng Pháp để trở thành ngôn ngữ phổ biến thứ nhì ở nước này trong số các thứ tiếng không phải là tiếng Anh. Cùng với đó, tiếng Việt và tiếng Tagalog của người Philippines cũng “qua mặt” tiếng Italy và tiếng Đức về mức độ phổ biến tại Mỹ.

vietnamese-top-six-us-languages

 

 

Biểu đồ mà Washington Post đưa ra cho thấy, từ năm 1980 cho tới năm 2010, tiếng Tây Ban Nha vẫn là thứ tiếng được sử dụng nhiều nhất ở Mỹ trong số các ngôn ngữ ngoài tiếng Anh. Tuy nhiên, thứ hạng về độ phổ biến của các ngôn ngữ khác như tiếng Italy, Đức, Pháp, Ba Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản… lại có nhiều sự thay đổi.

Chẳng hạn, vào năm 1980, tiếng Việt là ngôn ngữ phổ biến thứ 13 ở Mỹ trong số các ngôn ngữ ngoài tiếng Anh. Đến năm 1990, tiếng Việt đã nhảy lên vị trí thứ 9, và 10 năm sau, chiếm vị trí thứ 6. Đến năm 2010, tiếng Việt là ngôn ngữ phổ biến thứ 5 ở Mỹ trong các ngôn ngữ không phải là tiếng Anh.

Cùng với tiếng Việt, các ngôn ngữ được sử dụng ngày càng phổ biến ở Mỹ bao gồm tiếng Nga, tiếng Hàn, tiếng Tagalog và tiếng Trung Quốc. Trong đó, tiếng Trung đã trở thành ngôn ngữ phổ biến thứ nhì ở Mỹ trong số các ngôn ngữ ngoài tiếng Anh, từ vị trí thứ 6 vào năm 1980. Tiếng Tagalog cũng nhảy lên vị trí thứ 4 từ vị trí thứ 7 vào năm 1980.

Ngoài hai ngôn ngữ hàng đầu ở Mỹ là tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, thì tiếng Trung hiện là ngôn ngữ phổ biến nhất ở nước này, còn tiếng Việt đứng ở vị trí thứ tư. Nếu tính cả tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, vị trí của tiếng Trung và tiếng Việt lần lượt là thứ 3 và thứ 6.

Bên cạnh đó, những thứ tiếng có mức độ phổ biến đi xuống ở Mỹ bao gồm tiếng Italy, Ba Lan, Đức, Hy Lạp, Nhật Bản… Vào năm 1980, tiếng Italy là ngôn ngữ không phải tiếng Anh phổ biến thứ nhì ở Mỹ. Đến năm 2010, ngôn ngữ này đã giảm xuống vị trí thứ 9.

Nguồn: http://vneconomy.vn/c99n20140304123449906.htm 

Lắng nghe các bài hát được phổ nhạc trích từ "Trường ca Giáo dục Gia đình và Văn hóa Quốc đạo"

Tải về HN3Portal
(ứng dụng di động miễn phí dành cho Android)

Tải về ứng dụng di độngTải về ứng dụng di động

để luôn cập nhật thông tin về Quỹ Văn hóa Giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã mọi lúc mọi nơi.

Số lượng truy cập

We have 237 guests and no members online

932021
TodayToday265
YesterdayYesterday158
This WeekThis Week489
This MonthThis Month3558
All DaysAll Days932021
Highest 02-01-2024 : 4228

Free counters!