Đây là kho tư liệu quý hiếm về lịch sử văn hóa độc đáo của Việt Nam, không phải là trang “web” bình thường; hiện có hàng trăm tư liệu quý chưa đưa lên mạng. Xin thử coi vào mục “tưởng niệm”, hiện đã có những phim phỏng vấn những người nổi tiếng như Văn Cao, Phùng Quán, Phạm Duy, Trần Văn Khê và sẽ tiếp tục đưa lên nhiều tư liệu quý nữa. Hay thử coi mục “Giáo dục” đã thử đưa lên một vài bài về nghiên cứu giáo dục từ “phương pháp dạy và học” đến “Chân dung người thầy thế kỷ XX”, nhất là về “lương sư hưng quốc”. Cũng nên quan tâm đến bốn chương trình cùng nhau: "Cùng nhau quảng bá sự thật lịch sử chủ quyền ra thế giới"; "Cùng nhau quảng bá Bếp Việt ra thế giới"; "Cùng nhau đem dân ca - hát thơ vào trường học" và cùng nhau xây dựng chương trình "Ngàn thanh niên thế kỷ XXI", mỗi người một kế hoạch nhỏ góp phần xây dựng Việt Nam thành cường quốc biển.
Trang mạng này đang cần nhiều sự hỗ trợ về tài chánh và nhân lực để đưa lên nhiều tài liệu quý vốn đã có cũng như cho “Quỹ Văn hóa Giáo dục” có nhiều học bổng khuyến học về “Hoàng Sa học” cũng như làm luận văn, luận án tiến sĩ…
QUỸ VĂN HÓA GIÁO DỤC HÃN NGUYÊN NGUYỄN NHÃ ĐỒNG HÀNH CÙNG HIỆP HỘI ẨM THỰC VÀ DU LỊCH VIỆT NAM VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN NGHỆ NHÂN ẨM THỰC DÂN GIAN VIỆT NAM THAM GIA ĐẠI HỘI ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ THẾ GIỚI - CHI TIẾT TẠI AMTHUC.NET.VN
Không dễ gì có “văn hóa xếp hàng” ở Việt Nam, ít ra phải mất vài thập niên hoặc vài thế kỷ nữa , nếu không có những biện pháp căn cơ khởi đi từ giáo dục và xã hội.
Chỉ cần mọi người chịu khó xếp hàng, ai đến trước sẽ xếp hàng trước, ai đến sau sẽ xếp sau, không chen lấn thì chắc chắn trật tự, công bằng xã hội sẽ tốt, it có nạn kẹt xe, môi trường ít ô nhiễm, văn minh đô thị sẽ có.
Toàn văn bài điếu văn do của Tiến sĩ Sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã đọc trong đám tang GS.TSKH. Nguyễn Chung Tú ngày 15/01/2014.
* Bài viết của GS. Ngô Gia Hy đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng số ra ngày 10/08/1993.
Ở một số nước, từ lâu đã có hai hệ thống đại học công và tư song song cùng phát triển. Ở miền Nam trước năm 1975 cũng có một số kinh nghiệm. Gọi là tư khi nào không phải nhà nước thành lập và điều hành. Tư ở đây có thể là một người, một nhóm người hay một tập thể có uy tín, có điều kiện vật chất và được tín nhiệm đứng lên mở trường và tự quản. Tự quản có thể thành công hay thất bại, một phần là do khả năng quản lý, nhưng phần chính là do chất lượng đào tạo thấp hay cao (mà suy cho cùng cũng do khả năng quản lý). Cao thì dân tin, thấp thì dân bỏ, hay Nhà Nước bắt đóng cửa và giải tán. Bởi vậy có những đại học tư nổi tiếng như Đại Học Harvard ở Hoa Kỳ đã đào tạo được những nhà bác học và những nhân tài. Những cũng ở Hoa Kỳ đã có những đại học tư sụp đổ sau một thời gian ngắn hoạt động. Đầu thế kỷ này đã có gần 100 đại học y khoa tư ở Hoa Kỳ phải đóng cửa sau bản phúc trình của Flexner vì chất lượng đào tạo quá kém, kỷ luật không nghiêm và nhất là vì theo đuổi lợi nhuận.
* Trích tài liệu lưu hành nội bộ "Có một đại học như thế tại Việt Nam: Trường Đại học Dân lập Hùng Vương, Quá trình hình thành và phát triển (1993-2000)" do các thành viên Hội đồng Sáng lập trường Đại học Dân lập Hùng Vương biên soạn.
Năm 1919, khoa thi nho học cuối cùng ở Việt Nam đã kết thúc một thời kỳ dài hơn 800 năm của các trường lớp đại học do dân lập ra ở Việt Nam, bởi những nhà nho đỗ đạt thành lập và giảng dạy. Sau này chỉ còn lại trường đại học của nhà nước thời chính quyền thực dân hay thời Việt Nam độc lập và chiến tranh, trừ tại Miền Nam có một số đại học tư, không phải do chính quyền thành lập, cụ thể là đại học Đà Lạt, Minh Đức, Vạn Hạnh…
* Bài viết của GS Ngô Gia Hy đăng trong Tập tin Xuân Kỷ Mão 99 của trường Đại học Hùng Vương (trang 5).
Trong giáo dục, mục tiêu là cơ sở chủ yếu cho đào tạo. Nếu không xác định rõ ràng mục tiêu thì bể học mênh mông, sẽ biết đi về đâu và đi đường nào. Tuy nhiên mục tiêu phải xác định bằng các công việc mà sinh viên một khi tốt nghiệp sẽ làm được, theo đòi hỏi của thực tế chứ không phải bằng những kiến thức và hiểu biết. Bởi vì biết mà không làm được thì chỉ là lý thuyết suông. Hòn đá thử vàng phải là công việc chứ không là lời và ý.
Tải về HN3Portal
(ứng dụng di động miễn phí dành cho Android)
để luôn cập nhật thông tin về Quỹ Văn hóa Giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã mọi lúc mọi nơi.