Bài giảng thiết kế riêng dành cho sinh viên chuẩn bị đại học của TS. Nguyễn Nhã, Nguyên Tổ trƣởng Phương pháp Dạy học Khoa Sử - Công dân Trƣờng Cao đẳng Sư phạm Tp.HCM (Đại Học Sài Gòn).
QUAN NIỆM VỀ HỌC TẬP ĐẠI HỌC:
- Học không bờ bến
- Học để thạo nghề -> sáng tạo -> nhân cách
- Học làm chủ (học chủ động, ra đời tự lập)
- Học một biết mười… suy luận có phƣơng pháp, say sƣa nghiên cứu.
- Học không chấp nhận mù quáng, không thỏa mãn những gì đã học, đã đọc, đã nghe giảng
- Học cần trung thực, không thèm quay cóp; cần khiêm tốn -> Phương pháp dạy học mới: người học là trung tâm, tự học là chính, cần rèn luyện các kỹ năng học tập, đặc biệt phương pháp học nhóm
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HỌC TẬP ĐIỀU KIỆN HỌC TẬP TỐT
1. Tạo động cơ học tập tốt
- Thấy rõ lợi ích mục đích, mục tiêu học tập.
- Tự tạo niềm vui nội tại khi thấy lợi ích của khi đạt mục đích, mục tiêu của ngành học, môn học.
Bài tập 1: Dự kiến kiếm việc làm tại một xí nghiệp hay một cơ quan tại thành phố hay tại địa phương của mình. Tìm hiểu những yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, về ngoại ngữ và những phẩm chất cụ thể, cùng hình thể của bản thân mình. Đặt một kế hoạch rèn luyện thực hiện trong 4 năm đạt tới trình đo xuất sắc, giỏi, khá, đạt yêu cầu các cơ sở dự kiến trên… Thảo luận nhóm thấu hiểu những mặt mạnh, mặt yếu của từng cá nhân. Các biện pháp khắc phục.
2. Xem xét và chăm sóc sức khỏe
- Phải nhận thức tầm quan trọng, sự quý giá của sức khỏe,
- Phải biết cách ngừa bệnh và tìm cách chữa bệnh.
- Chế độ ăn uống đầy đủ chất bổ dưỡng, calorie (2.500 calories/ngày, và các vitamine cần thiết). Không được để đói bụng, thường gây bệnh bao tử. Nên ăn sáng để học tập năng suất cao
- Biết nghệ thuật nghỉ ngơi
- Cần sinh hoạt thể dục thể thao
Bài tập 2: Phòng tránh bệnh đau dạ dày và bệnh mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều. Thảo luận nhóm.
3. Xây dựng góc học tập
- Phải coi góc học tập là một trong những điều kiện học tập tốt.
. Có kệ đựng sách (tự điển đủ loại, giáo trình, sách tham khảo)
. Có bàn hay kệ viết
. Có dán bảng thời dụng biểu
Bài tập 3: Lên kế hoạch 4 năm xây dựng tủ sách riêng cua mỗi người. Trao đổi sách, thảo luận nhóm.
4. Sử dụng thời gian có hiệu quả
- Biết sử dụng thời gian một cách hợp lý, có kế hoạch học tập ngắn hạn, dài hạn
- Xây dựng kế hoạch học tập hàng tuần, hàng tháng và từng học kỳ. (thời khóa biểu hàng ngày từ thứ hai đến chủ nhật)
Bài tập 4: Thử áp dụng chặt chẽ thời khóa biểu trong một tuần lễ đầu tiên (tối chủ nhật lên kế hoạch cho tuần lễ sắp tới, các buổi lên thư viện, các buổi học nhóm, các buổi nghiên cứu cá nhn, buổi phụ việc trong gia đình, giải trì, thể thao văn nghệ, các giờ ăn, ngủ…). Trao đổi, thảo luận nhóm.
5. Rèn luyện tập trung tư tưởng và làm chủ bản thân, làm chủ những xúc cảm cá nhân
Chăm chú nhìn cái đinh chẳng hạn trong một thời gian từ ngắn đến lâu dần hoặc bằng nghe (hơi thở) hay nói (tụng niệm) hoặc suy nghĩ: tự kỷ ám thị. Có thể dùng kỹ thuật thiền định (thở sâu, buông lỏng toàn thân đếm hơi thở hay tập trung vào một ý tưởng (quán)
Bài tập 5: Thử áp dụng thiền động, tập trung tư tưởng 15 phút, suy nghĩ về nguyên nhân và biện pháp khắc phục bệnh quay cóp khi làm bài thi (những nguyên nhân khách quan, chủ quan, các biện pháp do chính bản thân chủ động khắc phục). Thảo luận nhóm.
Bài tập tập thể 1: (xêmina, thảo luận nhóm và cả lớp) Tôn chỉ, mục tiêu giáo dục của Trường. Mục tiêu của ngành học. Ra trường làm gì, ở đâu? Các biện pháp rèn luyện để có khả năng và những phẩm chất đáp ứng yêu cầu của xã hội. (Cần chủ tọa đoàn, người dẫn chương trình, nhóm thuyết trình, nhóm chất vấn chuẩn bị trước. Sau khi thuyết trình, đặt các câu hỏi về bài tập và các biện pháp rèn luyện để thảo luận nhóm rồi đại diện phát biểu cho cả lớp nghe, tổng kết nghị quyết thực hiện. Các nhóm học tập theo dõi từng học viên)
CÁC KỸ NĂNG TỰ HỌC TẬP, TỰ NGHIÊN CỨU
1. Kỹ năng sử dụng thư viện
+ Yêu cầu chủ yếu của “văn hóa thư viện”:
- Không nói chuyện ồn ào, không xả rác
- Không xé sách báo + Mỗi buổi một giờ, lao động hiệu quả một trong những việc sau đây:
- Đọc tham khảo bổ sung bài ghi của buổi học vừa mới trải qua (chiều cho buổi sáng hay ngược lại)
- Đọc một bài báo hay cuốn sách khoảng 10 đến 15 trang với công việc ghi chú sách báo đã đọc, phục vụ cho một chuyên đề nào đó
- Viết vài trang cho bài chuyên đề nào đó
- Hoàn chỉnh một bản thảo viết không quá 3000 từ
+ Cần quan tâm đến 2 trang đầu sách hay tạp chí (tên tác giả, tên sách hay bài báo, nhà xuất bản, nơi xuất bản, số trang…)
+ Cần làm thẻ thư viện (2 tấm hình 4x6)
+ Biết cách tra cứu bằng phiếu (fiches) hay bằng máy vi tính (online catalogue)
Hiện nay đa số thư viện phân loại theo Dewey
- Sử dụng trên máy tính:
. Theo tác giả (author catalogue)
. Theo tên tác phẩm, tên bài báo (title catalogue)
. Theo tiêu đề (subject catalogue)
. Và các thông tin qua yêu cầu sách báo để tăng số đầu sách
- Sử dụng kho mở trên mã số (code) Đem sách và thẻ thư viện liên hệ thủ thư để mượn sách (ghi mã vạch lên phiếu mượn sách)
Bài tập 6:
+ Lập danh sách tài liệu tham khảo của một chuyên đề bạn chọn của môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam…
+ Tìm một thông tin về teamwork và leadership
2. Kỹ năng đọc sách báo
- Khi đọc phải có mục tiêu
- Dựa vào danh mục các sách báo cần tham khảo của từng môn học, ta có thể tra cứu bằng tiêu đề đề mục (subject headings), nếu ta không biết tác giả hay đề mục thì dựa vào vần đề trọng tâm bằng từ khóa (key words) hay dùng key terms để tra cứu => xem mã số sách báo
- Kỹ thuật đọc nhanh (đưa con mắt nhanh từ trái qua phải, không dừng sau một phút, cố gắng càng ngày đọc càng nhiều, 300 từ/phút, mà phải hiểu được nội dung là đạt hiệu quả của việc đọc nhanh)
- Đọc sách tham khảo . Bước đầu tiên: đọc phần mở đầu, phần kết luận, lướt qua các chương, tài liệu tham khảo, sơ bộ đánh giá cuốn sách. . Bước thứ hai: đọc có ghi nội dung cần thiết hoặc nguyên văn hoặc tóm tắt, ghi rõ số trang (sử dụng phiếu tham khảo)
- Khi bắt đầu đọc một cuốn sách, suy nghĩ đầu tiên là nhan đề, đặt câu hỏi xem cuốn sách giải quyết vấn đề gì, và khi đọc lướt qua cuốn sách các điều chỉnh, nhan đề các chương có giải quyết khác hay giống với cách nghĩ của mình.
- Muốn nắm ý chính của từng đoạn, thông thường câu đầu tiên của đoạn văn cho ta biết
- Khi đọc sách báo để viết chuyên đề, dùng từ khóa (key words) hay key terms hay subject heading để xem có bao nhiêu tài liệu phục vụ cho chuyên đề để mình tìm hiểu.
- Nếu là giáo trình hay sách của chính mình, có thể dùng bút chì hay bút sáp ghi chú, gạch dưới hay đánh dấu những ý chính, ghi dấu nhận xét ý hay bằng dấu (*), càng hay càng nhiều dấu, ghi dấu (?) đoạn nào thắc mắc, ghi dấu (!) những điều dở. Nếu giáo trình, nên ghi dàn ý chi tiết để học, nếu sách tham khảo ghi phiếu tham khảo.
Bài tập 7: Làm phiếu tham khảo của một chương sách tham khảo cho một môn học trong những tuần vừa qua. Trao đổi, thảo luận nhóm.
3. Kỹ năng sử dụng từ điển - Sinh viên phải sử dụng hằng ngày để kiến thức thật vững chắc.
- Nên sử dụng nhiều loại từ điển
- Cần biết tra cứu nhanh.
- Ngoài nghĩa của các từ, các từ điển còn cho biết những thành ngữ, phương ngữ, những danh nhân, địa danh…; các từ điển nước ngoài còn cho biết văn phạm, phiên âm quốc tế.
Bài tập 8: Thử tra phần hướng dẫn sử dụng của một cuốn từ điển Tiếng Anh hay một ngoại ngữ chính của mình hoặc 1 từ điển bách khoa điện tử. Thảo luận nhóm.
4. Kỹ năng ghi bài học và ghi chép tài liệu
- Tập trung chú ý nghe giảng, bám sát những tiêu đề bài giảng
- Phải nắm rõ mục tiêu ghi để làm gì?
- Ghi ý chứ không ghi lời, biết ghi tắt, ghi nhanh, ghi hệ thống, đầy đủ chính xác, rõ ràng.
- Những chi tiết cần ghi:
. Ở trang đầu mỗi buổi học:
+ Nếu là bài giảng (giấy cùng kích cỡ)
23.04.2014, TS Nguyễn Nhã, PPHTĐH Các kỹ năng học tập
+ Nếu là sách báo (phiếu tham khảo bìa cứng hoặc tập ghi):
Smith, Mike & Glenda, 1998, A Study Skills Handbooks, Oxford University Press, mã số sách ở thư viện
. Những thông tin mới lạ, quan trọng, những sự kiện, những con số, cộng thức, hình vẽ…
. Những yêu cầu, lời dặn, những lưu ý của giảng viên
. Cần ghi chú những thắc mắc
. Những nội dung có trong giáo trình không cần ghi đầy đủ (ghí chú: GT)
- Để cả một trang trắng hay lề rộng để bổ sung khi đọc sách báo tham khảo
- Cuối cùng tóm ý chủ yếu bài giảng
Bài tập 9: Hãy nộp bản ghi một tuần lễ bài học của một môn học sau khi đã trao đổi ở nhóm học tập (phân công mỗi thành viên trong nhóm phụ trách một môn học khác nhau)
5. Kỹ năng học bài kỹ, nhớ bài
- Các bước (học để biết, học để làm, học để cùng sống với nhau, học để làm người)
. Đọc trước giáo trình (Hiểu)
. Chăm chú nghe giảng và ghi chép có phương pháp (hiểu, nhớ)
. Đọc lại bài ghi (Hiểu, suy nghĩ)
. Đọc giáo trình và sách tham khảo để bổ sung và làm rõ bài giảng (Đọc, Hỏi, Hiểu, Suy nghĩ)
. Làm dàn ý chi tiết bài học (Suy nghĩ: tổng hợp hệ thống bài giảng, giáo trình, sách báo tham khảo, nhớ lâu) (Lưu ý cách viết trên giấy ghi nhớ dễ dàng trong óc và nhớ lại nhanh để làm bài tốt – Giảng viên chấm theo dàn ý)
. Học thuộc lòng dàn ý chi tiết theo hệ thống từ tổng quát đến chi tiết, từ chung đến riêng, bí quyết làm bài thi dễ dàng không cần quay cóp làm mất nhân cách (học để làm người)
- Thảo luận, cọ sát với thực tế, bài tập, thực hành (học để làm, học để sống cùng nhau, để làm người)
- Triệt để sử dụng tư duy phân tích, tổng hợp, khái quát, so sánh (nên lập các bảng so sánh…), (học hỏi, học hiểu)
Bài tập 10: Hãy làm dàn ý chi tiết và học thuộc lòng một chương hay một bài học của một môn học (mỗi người học một môn khác nhau, hỏi bài nhau trong nhóm học tập). Thảo luận nhóm.
6. Kỹ năng tư duy
- Các loại tư duy
. phán đoán, đánh giá (xấu tốt, hay dở, đúng sai…)
. so sánh (giống nhau, khác nhau, mối tương quan…)
. phân tích
. tổng hợp
. khái quát
. suy luận
- Phương pháp rèn luyện: tập suy nghĩ, chủ động trả lời, nêu câu hỏi, thắc mắc (lúc nào trong đầu cũng đầy ắp thắc mắc hay ít ra cũng có sẵn một ý sẵn sàng phát biểu:
. khi nghe giảng
. khi hội thảo lớp, họp nhóm
. khi đọc sách báo, tài liệu, giáo trình
. khi học bài
7. Kỹ năng nêu và giải quyết vấn đề (problem solving)
- Phân loại:
. theo thời gian (đã, đang và sẽ có vấn đề)
. theo tính chất (đơn giản, phức tạp, nan giải)
- Các bước tiến hành giải quyết
+ Bước một: Nêu vấn đề và xác định mục tiêu giải quyết
+ Bước hai: Điều tra cơ bản và phân tích những yếu tố thuận nghịch
. yếu tố nội tại thuận và không thuận lợi
. yếu tố ngoại lai thuận và không thuận lợi
+ Bước ba: Khai thác kinh nghiệm
. kinh nghiệm bản thân
. kinh nghiệm người khác kể cả người xưa (tư liệu sách báo)
+ Bước bốn:
. Đơn phương suy luận rồi tổng hợp và bằng trí sáng tạo hoạch định chiến lược, kế hoạch giải quyết.
. Hội ý, bàn bạc tìm phương án giải quyết.
. Xóa bỏ hay vô hiệu hóa yếu tố nghịch, tăng cường yếu tố thuận
+ Bước năm: Thực hiện giải pháp đề ra:
. đơn phương
. cùng tập thể phân công, phân nhiệm phù hợp với khả năng của từng người
+ Bước sáu: Lượng giá, rút ưu khuyết, tiên liệu…
8. Kỹ năng viết:
- Nhờ rèn luyện có thể viết đúng, viết được.
- Khi viết phải tự hỏi tại sao, ý đồ của người ra đề bài, muốn mình chứng tỏ điều gì khi nghe giảng hoặc khi yêu cầu mình đọc sách.
- Phải tự đóng vai, trong ý tưởng rằng mình là người đọc khó tính hoặc là chuyên môn sâu, đòi hỏi nơi mình phải chứng tỏ
+ Bài làm thường bao gồm phần mở bài, phần thân bài và phần kết luận: Khi làm dàn ý phần mở bài, cần phải tự đặt ra các câu hỏi để viết từng đoạn văn:
. Có cần định nghĩa trọng tâm của đề bài hay không?
. Tại sao chủ đề viết này quan trọng?
. Lý do nào khiến cần giới hạn việc bàn bạc, trao đổi?
. Và những lãnh vực nào ta có thể chọn ra để bàn bạc, trao đổi? Khi làm dàn ý thân bài, tối ưu chia làm 2 phần hay 3 phần nhỏ. Từ các phần nhỏ lại chi nhỏ thành từng phần nhỏ hơn nữa, cứ thế mà triển khai
Bài tập tập thể 2: (Xêmina – thảo luận nhóm cho cả lớp) Tìm một cách tự học, tự nghiên cứu có hiệu quả nhất cho từng người. Trao đổi kinh nghiệm về sự vận dụng các kỹ năng học tập của mỗi thành viên trong nhóm.
NHÓM KỸ NĂNG SINH HOẠT HỌC TẬP VÀ KỸ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ
1. Kỹ năng làm việc với người khác, học tập nhóm (teamwork), và lãnh đạo chỉ huy nhóm (leadership)
1.1 “Teamwork” và “Leadership” là hai yêu cầu số 1 của quản trị chất lượng đồng bộ (TQM), rất cần thiết ở thế kỷ XXI
1.2 “Teamwork” là sự chung sức, sự hợp tác có tổ chức hay công việc được làm bởi hoặc với một nhóm, hay đội. “Teamwork” khác với “Groupwork” (nhóm không chính thức với nhóm chính thức ở điểm cơ bản là cách quản lý)
“Teamwork” là khái niệm mới xuất phát từ quản lý chất lượng, tính tự quản chất lượng của các xí nghiệp, các công ty Nhật Bản rồi Hoa Kỳ được phát triển trong vài thập niên gần đây. “Teamwork” được vận dụng vào học tập của sinh viên, thể hiện tính tự quản chất lượng học tập của 3 sinh viên, lần đầu tiên tại Đại Học Hùng Vương vào năm 1995 và chính thức ra đời nhóm học tập chất lượng (QLC) 95AV1. “Teamwork” được đặt thành vấn đề lý luận cho sinh viên bắt đầu từ năm 2003 với lớp tập huấn cán bộ do Phòng Công tác Chính trị Sinh viên tổ chức. Song sau đó không được tiếp tục triển khai.
1.3 “Leadership” là một khái niệm mới về quản trị chất lượng trong các xí nghiệp, công ty đi kèm với “teamwork”, nên còn có ý nghĩa là quản lý, điều hành, lãnh đạo, hướng dẫn (nhóm) “Leadership” được vận dụng vào học tập của sinh viên thể hiện tính tự quản, tính tổ chức cao cho chất lượng học tập của sinh viên, bất chấp điều kiện khó khăn về cơ sở vật chất, giảng viên, chương trình, nội dung dạy và học. Đây là sự vận dụng tốt nhất ở Việt Nam(trường yếu kém về phương tiện, nhóm học tập chất lượng cao sẽ sử dụng các phương tiện ở các nơi khác ngồi trường; trường không đủ chương trình học tập, sinh hoạt, nhóm họa tập chất lượng sẽ học, sinh hoạt những nơi khác, trong vài trường hợp có thể tại nước ngoài…)
“Leadership” được vận dụng đầu tiên tại Đại Học Hùng Vương từ năm 1995 với chương trình xây dựng nhóm sinh viên nòng cốt cho sinh hoạt lớp ngay từ tuần lễ hướng dẫn tân sinh viên, hoặc chương trình xây dựng đội trưởng, cán bộ lớp điều hành tổ chức các nhóm, đội văn thể mỹ, công tác xã hội, nhóm phụ việc ở trường hay ở ngoài trường, nhất là xây dựng đội bóng đá cho từng lớp. Ngoài ra chương trình nhóm học tập chất lượng bắt đầu từ năm 1996 và sau đó phát triển các nhóm mở quán nấu ăn tại các hội chợ trong thành phố…
“Leadership” trong các nhóm công tác sinh hoạt hay học tập, có thử nghiệm trong một năm về tự kiểm diện sinh viên trong các môn học, lớp học… được áp dụng vào Đại Học Hùng Vương trong những năm học đầu tiên từ khóa 1995-1999, khiến nhà trường không cần nhiều cán bộ công nhân viên song sinh viên tự quản, tự tổ chức học tập đến sinh hoạt. Nhiều gương điển hình về tập thể hay cá nhân với bản lãnh sinh viên rất vững vàng, có hành trang tốt khi vào đời hay tiếp tục học lên cao…
1.4 Những đặc trưng của tổ, đội, nhóm công tác hiệu quả:
- Những thành viên phải hiểu rõ những vai trò, mục tiêu và sự mong đợi của tập thể
- Các thành viên phải phát triển mối quan hệ rộng rãi
- Tập thể thu hút các thành viên và họ trung thành với lãnh đạo
- Các thành viên tin tưởng tuyệt đối vào nhau
- Khi đưa ra quyết định hay giải quyết vấn đề xảy ra trong bầu không khí tương trợ lẫn nhau
- Vai trò của người lãnh đạo hay cấp trưởng đội, tổ, nhóm công tác là sáng tạo ra môi trường hợp tác đó. Người cấp trưởng phải tìm kiếm thông tin từ các thành viên về những quyết định ảnh hưởng tới họ và sẵn sáng cung cấp thông tin khi các thành viên cần để công việc tiến triển. - Phải cố gắng phát triển tiềm năng sẵn có của mỗi thành viên
-Phải duy trì môi trường làm việc, khuyến khích các thành viên tác động lẫn nhau. Sự tác động này đảm bảo cho những ý tưởng mới vào hoạt động nhóm và cá nhân ưu việt nhằm phát triển nhóm.
-Tiến trình chọn lựa cấp trưởng nên dựa trên hiệu quả mà cá nhân đó đóng góp nhằm mục đích khích lệ cởi mở và tương trợ lẫn nhau.
- Giao tiếp giữa các thành viên và người lãnh đạo phải được khích lệ. Nếu những khó khăn tồn tại, thì việc đối thoại thoải mái và cởi mở sẽ là khó khăn trở nên đang giản hơn.
Nghệ thuật 6 bước giải quyết xung đột
Bước 1: Nhận ra sự tồn tại của xung đột càng sớm càng tốt
Bước 2: Nhận ra xung đột thực sự khó hơn ta tưởng, thấy rõ những yếu tố làm tăng cường xung đột
Bước 3: Lắng nghe, tránh mọi chỉ trích, cùng tìm những đồng điểm hơn dị điểm của nhau
Bước 4: Cùng nhau thăm dù cách giải quyết xung đột
Bước 5: Tạo không khí thoải mái để có giải pháp chung Bước 6: Đề ra lịch họp lần sau để kiểm tra lại giải pháp, tạo không khí làm tăng hiệu quả công việc, gây phấn chấn cho mọi người.
2. Kỹ năng nói trước đám đông
- Chuẩn bị tốt về tâm lý: tập trung sự chú ý, kiểm soát sự lo lắng, chế ngự tình cảm
- Luyện cách phát âm chuẩn, rõ ràng
- Luyện giọng nói:
. Cách cầm micro
. Cách nhìn bao quát, cử chỉ, điệu bộ tự nhiên từ đầu, mắt, vai, thân, chân tay…
. Các thủ thuật lôi cuốn, thuyết phục bắng lời
- Chuẩn bị nội dung nói (dàn ý, ngắn gọn, sát mục tiêu…) và phương tiện truyền đạt (overhead, chart, computer projection…)
3. Kỹ năng tổ chức hội thảo, thảo luận
- Những yêu cầu của hội thảo:
. Sự chuẩn bị kỹ càng nội dung
. Tổ chức chu đáo (thời gian, kế hoạch, chương trình, phân công, sơ đồ, kê bàn ghế, trang trí, trình bày tiêu đề trên bảng…)
- Các loại hội thảo, thảo luận
. Thảo luận chung với cả lớp (nhóm thuyết trình trình bày, chủ tọa nêu câu hỏi, cả lớp phát biểu, chủ tọa đúc kết…)
. Thảo luận vòng tròn (ngồi vòng tròn…)
. Thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm chuyên viên và nhóm phát vấn (phản biện)
- Các yêu cầu cho các thành viên
. Chủ toạ đoàn (vai trò, tác phong, trang phục, cử chỉ, lời nói, cách điều khiển, xử lý tình huống…)
. Thuyết trình viên (sự chuẩn bị kỹ càng, cách diễn đạt, tác phong, trang phục, thái độ học thuật…)
. Người dẫn chương trình (tác phong tự nhiên, nhạy bén, gần gũi thân thiện với cử tọa, cách trình bày…)
. Người phản biện (tác phong, biết nêu vấn đề sắc bén…)
. Cử tọa còn lại (tác phong, thái độ, khả năng tiếp thu, thảo luận…)
. Vai trò của giảng viên (đánh giá, sẵn sàng can thiệp khi cần)
4. Kỹ năng về đánh giá, chuẩn bị thi cử, làm bài kiểm tra:
4.1 Điểm không phải cứu cánh, mục tiêu của sự học, chỉ là công cụ, cho ta biết tình trạng học và dạy ra sao để mọi người phấn đấu đạt tới mục tiêu môn học.
4.2 Phải luôn luôn kết hợp giữa đánh giá và tự đánh giá
4.3 Phải chuẩn bị tốt thi học kỳ 4.4 Đối với các bài làm luận đề, các câu hỏi viết, phải bình tĩnh đọc kỹ đề bài thi, gạch dưới ý chính của đề.
Quan trọng nhất là làm dàn bài chi tiết, suy nghĩ về yêu cầu mà giảng viên muốn mình chứng tỏ về bài đã giảng ra sao, giành ít nhất 1/3 thời gian để đừng thiếu sót và ý tưởng sắp xếp cho thật chặt chẽ, viết nháp trước khi nhập đề và kết luận nếu là luận đề. Câu hỏi nào dễ làm trước. Sau khi viết xong bài xong phải có thời gian đọc lại bài, không bao giờ ra sớm trước giờ. Đối với bài trắc nghiệm khách quan, tập trung tư tưởng đọc kỹ bài, câu nào khó, phải suy nghĩ lâu, phải bỏ qua câu khác ngay. Còn thời giờ sẽ trở lại những câu chưa làm.
5. Kỹ năng tự tổ chức tham quan hay một hoạt động ngoại khóa
5.1 Phải coi tổ chức sinh hoạt tham quan, hoạt động ngoại khóa như là bài tập thực hành rất quan trọng về kỹ năng tổ chức, điều hành, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, tinh thần trách nhiệm, sự năng động, chủ động… rất cần thiết cho thành công khi vào đời. Bắt đầu từ nhóm học tập đi đến lớp, khoa, trường…
5.2 Kỹ năng tổ chức rất cần thiết cho lãnh đạo, điều hành
Trước việc:
+ Điều nghiên
+ Chương trình, kế hoạch
+ Phân công, Phân nhiệm (đúng người, đúng việc)
+ Chuẩn bị, dự phòng
+ Đôn đốc, kiểm tra
Trong việc: Theo dõi tình hình, xử lý tình huống nếu cần
Sau việc: Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm.
Bài tập tập thể 3: Xêmina thảo luận nhóm cho cả lớp: Tổng kết kinh nghiệm về học nhóm, những điều đã thực hiện, những hạn chế, phương hướng khắc phục Ngoài ra còn có một số kỹ năng học tập khác không kém phần quan trọng như kỹ năng sử dụng các phương tiện hiện đại: máy overhead, máy computer projector, các công cụ như họa đồ não, xương cá (fish bone)… Sự đổi mới phương pháp học tập không những chỉ hiểu biết là đủ mà trong thực tế phải thay đổi cả một thói quen cũ có từ những lớp nhỏ.
Với thực trạng giáo dục hiện nay, việc thử nghiệm môn phương pháp học tập đại học như một bước đột phá, để tạo một thói quen mới nhất là khi được hợp tác rộng rãi của các khoa cũng như từng giáo viên, để cùng xây dựng một thói quen đổi mới dạy và học.
Nếu sinh viên nào chưa có học môn phương pháp học tập đại học, trong các buổi ngoại khóa có thể tổ chức các buổi xêmina về các chủ đề như: Tôn chỉ, mục tiêu của Trường (trong bản Quy chế Trường)? Mục tiêu của ngành học? Ra trường dự kiến làm việc gì? Ở đâu? Làm thế nào nghe giảng có hiệu quả và làm bài kiểm tra bài thi có kết quả tốt? Phương pháp học nhóm sao cho có hiệu quả và tồn tại lâu dài? Hoạt động ngoại khóa như thế nào cho thiết thực và hiệu quả? Phương pháp tự đánh giá học tập sao cho thiết thực và tác dụng tốt? Phương pháp nghiên cứu khoa học bắt đầu khi nào và như thế nào?
Tải đề cương báo cáo chuyên đề: