• Hình động trên cùng 1

Đây là kho tư liệu quý hiếm về lịch sử văn hóa độc đáo của Việt Nam, không phải là trang “web” bình thường; hiện có hàng trăm tư liệu quý chưa đưa lên mạng. Xin thử coi vào mục “tưởng niệm”, hiện đã có những phim phỏng vấn những người nổi tiếng như Văn Cao, Phùng Quán, Phạm Duy, Trần Văn Khê và sẽ tiếp tục đưa lên nhiều tư liệu quý nữa. Hay thử coi mục “Giáo dục” đã thử đưa lên một vài bài về nghiên cứu giáo dục từ “phương pháp dạy và học” đến “Chân dung người thầy thế kỷ XX”, nhất là về “lương sư hưng quốc”. Cũng nên quan tâm đến bốn chương trình cùng nhau: "Cùng nhau quảng bá sự thật lịch sử chủ quyền ra thế giới"; "Cùng nhau quảng bá Bếp Việt ra thế giới"; "Cùng nhau đem dân ca - hát thơ vào trường học" và cùng nhau xây dựng chương trình "Ngàn thanh niên thế kỷ XXI", mỗi người một kế hoạch nhỏ góp phần xây dựng Việt Nam thành cường quốc biển.

Trang mạng này đang cần nhiều sự hỗ trợ về tài chánh và nhân lực để đưa lên nhiều tài liệu quý vốn đã có cũng như cho “Quỹ Văn hóa Giáo dục” có nhiều học bổng khuyến học về “Hoàng Sa học” cũng như làm luận văn, luận án tiến sĩ…

QUỸ VĂN HÓA GIÁO DỤC HÃN NGUYÊN NGUYỄN NHÃ ĐỒNG HÀNH CÙNG HIỆP HỘI ẨM THỰC VÀ DU LỊCH VIỆT NAM VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN NGHỆ NHÂN ẨM THỰC DÂN GIAN VIỆT NAM THAM GIA ĐẠI HỘI ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ THẾ GIỚI - CHI TIẾT TẠI AMTHUC.NET.VN

Thứ ba, 15 Tháng 3 2016 02:50
User Rating: / 0
PoorBest 
Share on Facebook

Năm 1998 Trường Đại Học Hùng Vương với sự đề nghị của nhà nghiên cứu Nguyễn Nhã, đã tổ chức hội thảo khoa học Bản sắc Việt Nam trong Âm Nhạc, đã mời GSTS. Trần Văn Khê về dạy môn âm nhạc truyền thống mà GSTS Khê phát biểu rằng sau nhiều năm bôn ba, lần đầu tiên dạy môn âm nhạc truyền thống cho sinh viên Việt Nam tại một trường đại học Việt Nam tại đất nước Việt Nam.

HÁT CHẦU VĂN

Trong buổi hát chầu văn tại tư gia của nhà nghiên cứu Nguyễn Nhã, GS. Ngô Gia Hy, hiệu trưởng của Trường ĐHHV quyết định thành lập CLB Ca Trù, một câu lạc bộ ca trù duy nhất ở các tỉnh Phía Nam.

CLB này còn có nhiệm vụ nghiên cứu ca trù cũng như quảng bá ca trù cũng là nơi sinh viên du lịch tiếp cận thực hành môn âm nhạc truyền thống.

HÁT CỬA ĐÌNH

Với nhiệm vụ nghiên cứu ca trù, nhà nghiên cứu Nguyễn Nhã đã phóng vấn đào nương Hồng Thái, sinh năm 1923 hát ca trù cửa đình ở làng Dương Liễu, phủ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Làng Dương Liễu đã cấp ruộng cho đà nương Hồng Thái để lo hát cửa đình trong những ngày lễ hội, chủ yếu xuân thu nhị kỳ. Còn những ngày không có lễ hội, đào nương có quyền tự do đi hát những nơi mời hát. Và như thế, đào nương Hồng Thái không phải đến các quán cô đầu ngay ở thời Pháp thuộc, đã phát triển loại cô đầu rượu.

HÁT THƠ

Ca trù kén người hát, người đàn cả người nghe. Hồi đầu hát ca trù tại OVClub (KS Equarorial). Có lần đến tiết mục thứ 6 đã vắng khách dự. Nên nhà nghiên cứu Nguyễn Nhã thấy thể loại Ả phiển gồm 36 giọng có cả dân ca, nên đã khởi xướng hát thơ, đem thơ được hát các làn điệu ca cổ ba miền.

GSTS Trần văn Khê cho đây là sáng tạo tuyệt vời nếu được quần chúng chấp nhận. Báo chí trong đó có Thanh Niên, Tuổi Trẻ và truyền hình thành phố... đã đưa tin, nên hát thơ được quần chúng từ trường học đến các sân khấu, nhà văn hóa, Hội chợ, tư gia... ủng hộ.

CLB hát thơ đã hát hàng chục buổi hát thơ Kiều, sau Phương Nam Phim phát hành thành đĩa và nhiều chủ đề từ hát thơ Lục Vân Tiên, Chinh Phụ Ngâm đến các thơ mới sáng tác trong Trường Ca Văn Hóa Gia Đình Quốc Đạo, Trường Ca Biển Đông & Giữ hồn Dân tộc của Hãn Nguyên Nguyễn Nhã & Mai Trinh Đỗ Thị và gần đây Trường Ca Quê hương: tỉnh thành ca. Mỗi tỉnh thành có ít nhất 100 câu lục bát tôn vinh các giá trị lịch sử văn hóa đặc trưng, đặc sản du lịch ẩm thực của mỗi tỉnh thành. Những vần thơ được hát dân ca, ca cổ; nếu đem được vào trường học sẽ giúp giới trẻ biết đến những độc đáo của quê hương mình, sẽ yêu quê hương mình hơn, giữ hồn dân tộc và góp phần cho quê hương phát triển bền vững, hùng cường.

Những đĩa hát thơ quê hương, văn hóa giáo dục trên nhất là sắp sửa xuất bản “Thương Ca văn hóa” với 13 văn hóa trong đó có văn hóa giao thông, văn hóa đọc, văn hóa nghe, văn hóa chơi, văn hóa cộng đồng văn hóa lễ hội, văn hóa ăn, văn hóa mặc, văn hóa xin lỗi - cám ơn - chào hỏi... sẽ góp phần vào giáo dục các thế trẻ...

Lắng nghe các bài hát được phổ nhạc trích từ "Trường ca Giáo dục Gia đình và Văn hóa Quốc đạo"

Tải về HN3Portal
(ứng dụng di động miễn phí dành cho Android)

Tải về ứng dụng di độngTải về ứng dụng di động

để luôn cập nhật thông tin về Quỹ Văn hóa Giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã mọi lúc mọi nơi.

Số lượng truy cập

We have 298 guests and no members online

915036
TodayToday215
YesterdayYesterday261
This WeekThis Week1217
This MonthThis Month6272
All DaysAll Days915036
Highest 02-01-2024 : 4228

Free counters!