• Hình động trên cùng 1

Đây là kho tư liệu quý hiếm về lịch sử văn hóa độc đáo của Việt Nam, không phải là trang “web” bình thường; hiện có hàng trăm tư liệu quý chưa đưa lên mạng. Xin thử coi vào mục “tưởng niệm”, hiện đã có những phim phỏng vấn những người nổi tiếng như Văn Cao, Phùng Quán, Phạm Duy, Trần Văn Khê và sẽ tiếp tục đưa lên nhiều tư liệu quý nữa. Hay thử coi mục “Giáo dục” đã thử đưa lên một vài bài về nghiên cứu giáo dục từ “phương pháp dạy và học” đến “Chân dung người thầy thế kỷ XX”, nhất là về “lương sư hưng quốc”. Cũng nên quan tâm đến bốn chương trình cùng nhau: "Cùng nhau quảng bá sự thật lịch sử chủ quyền ra thế giới"; "Cùng nhau quảng bá Bếp Việt ra thế giới"; "Cùng nhau đem dân ca - hát thơ vào trường học" và cùng nhau xây dựng chương trình "Ngàn thanh niên thế kỷ XXI", mỗi người một kế hoạch nhỏ góp phần xây dựng Việt Nam thành cường quốc biển.

Trang mạng này đang cần nhiều sự hỗ trợ về tài chánh và nhân lực để đưa lên nhiều tài liệu quý vốn đã có cũng như cho “Quỹ Văn hóa Giáo dục” có nhiều học bổng khuyến học về “Hoàng Sa học” cũng như làm luận văn, luận án tiến sĩ…

QUỸ VĂN HÓA GIÁO DỤC HÃN NGUYÊN NGUYỄN NHÃ ĐỒNG HÀNH CÙNG HIỆP HỘI ẨM THỰC VÀ DU LỊCH VIỆT NAM VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN NGHỆ NHÂN ẨM THỰC DÂN GIAN VIỆT NAM THAM GIA ĐẠI HỘI ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ THẾ GIỚI - CHI TIẾT TẠI AMTHUC.NET.VN

Thứ ba, 06 Tháng 8 2013 15:30
User Rating: / 0
PoorBest 
Share on Facebook

Tiến sĩ Nguyễn Nhã. Ảnh: Thanh Kim TùngThứ Sáu, 03/08/2012, 23:33 (GMT+7)

QĐND - Tiến sĩ Nguyễn Nhã là nhà sử học nổi tiếng của Việt Nam với công trình khoa học nghiên cứu về lịch sử xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau chuyến đi tham dự hội thảo khoa học về Biển Đông tổ chức tại Đại học Harvard (Mỹ), ông đã dành cho phóng viên Báo Quân đội nhân dân cuộc trò chuyện

 

PV: Thưa Tiến sĩ Nguyễn Nhã! Sự kiện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam trưng bày tấm bản đồ cổ từ đời nhà Thanh của Trung Quốc, do Tiến sĩ Mai Ngọc Hồng hiến tặng, đã và đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Dưới góc nhìn của một nhà sử học chuyên nghiên cứu về lịch sử chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa - Trường Sa, ông suy nghĩ như thế nào về sự kiện này?

Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Tôi rất quan tâm đến vấn đề này. Việc công bố tấm bản đồ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản năm 1904 có ý nghĩa rất quan trọng. Nó góp thêm một chứng lý khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Tài liệu lịch sử do chính nhà vua Trung Quốc ban hành đã xác định điểm cuối cực Nam của nước này là đảo Hải Nam. Hoàng Sa, Trường Sa chưa và không bao giờ thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Đây là loại bản đồ do nhà vua, là chính quyền nhà nước trong lịch sử Trung Quốc xuất bản, nên nó thực sự có giá trị về lịch sử, pháp lý.

PV: Trong việc đấu tranh để khẳng định và bảo vệ chủ quyền của chúng ta ở Hoàng Sa - Trường Sa, tấm bản đồ cổ này và những tài liệu tương tự có vai trò như thế nào, thưa Tiến sĩ?

Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Nó là những bằng chứng lịch sử bổ trợ cho hệ thống các văn bản của chính quyền nhà nước qua các triều đại, các thời kỳ. Quá trình nghiên cứu về lịch sử xác lập chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa, chúng tôi khẳng định chúng ta đã có đầy đủ văn bản pháp lý thể hiện chủ quyền không thể tranh cãi ở Hoàng Sa, Trường Sa. Ngay từ thế kỷ 18 - 19, các tài liệu của chính quyền Nhà nước Việt Nam (các triều Vua) đã thể hiện rõ chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Chẳng hạn trong “Đại Việt sử ký tục biên” ( 1676 - 1789) do các sử thần thời Lê - Trịnh biên soạn theo lệnh của Trịnh Sâm năm 1775, có ghi rõ về hoạt động của đội dân binh Hoàng Sa kiêm quản đội Bắc Hải. Trong “Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhất kỷ” từ đời vua Gia Long cũng ghi rõ ràng về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa. Năm 1838, Giám mục Taberd đã vẽ bản đồ có tọa độ An Nam Đại Quốc Họa Đồ cũng ghi rõ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Phúc tấu của Bộ Công năm Minh Mạng thứ 17 (1836) trong tập châu bản Minh Mạng 55 trang 336, ghi lời châu phê của vua Minh Mạng, thể hiện Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam…

Tài liệu của chính quyền nhà nước trong lịch sử chính là chứng cứ pháp lý quan trọng nhất để khẳng định chủ quyền quốc gia. Việc phát hiện và công bố những tài liệu có giá trị như tấm bản đồ cổ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" giúp chúng ta có thêm tài liệu chính thống, tiếp tục làm phong phú những bằng chứng lịch sử để đấu tranh, khẳng định, bảo vệ chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa. Đó cũng là điều mà các nhà chức trách và nhân dân Trung Quốc cần tôn trọng. Chúng tôi đã nhiều lần lên tiếng đề nghị các nhà sử học Trung Quốc trưng ra các bằng chứng lịch sử để phản bác, nhưng họ không làm được, bởi ai cũng biết, đối với lịch sử, sự thật chỉ có một. Mọi tranh luận đều phải dựa vào những chứng cứ khoa học chứ không thể dựa thế để áp đặt, nói lấy được.

PV: Tiến sĩ vừa tham dự hội thảo khoa học về Biển Đông tại Đại học Harvard (Mỹ) với tư cách là khách mời đặc biệt. Xin Tiến sĩ cho biết những vấn đề cốt lõi từ hội thảo này?

Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Vấn đề Biển Đông và việc bảo vệ chủ quyền quốc gia ở Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thu hút sự quan tâm đặc biệt của kiều bào nước ngoài và dư luận quốc tế. Hội thảo về Biển Đông tổ chức tại Đại học Harvard là một trong những hoạt động quan trọng thể hiện điều đó. Khách mời đặc biệt của hội thảo có ông Thomas Vallely của Đại học Harvard, Tiến sĩ Tạ Văn Tài và tôi. Hội thảo được tường thuật trực tiếp trên trang YouTube. Bên cạnh tham luận của các diễn giả về những căn cứ khoa học, lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa, hội thảo đã dành nhiều thời gian bàn và kiến nghị các giải pháp giải quyết những vấn đề về Biển Đông và việc bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia. Tôi đã viết một bức tâm thư gửi các đại biểu tham dự hội thảo. Việc bảo vệ chủ quyền quốc gia hơn lúc nào hết cần có sự đồng lòng, đoàn kết của toàn dân và cộng đồng người Việt trên toàn thế giới. Mỗi người dân Việt Nam dù ở đâu, làm gì cũng cần trau dồi lòng yêu nước chân chính, có tâm, có tầm để cùng nhau xây dựng nội lực đất nước hùng cường.

PV: Được biết chuyến đi Mỹ của Tiến sĩ vừa qua còn nhằm phổ biến những tài liệu, công trình khoa học về lịch sử xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa đến với bạn bè quốc tế?

Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Sự ủng hộ của dư luận quốc tế đối với sự thật và lẽ phải sẽ giúp chúng ta có thêm sức mạnh để đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia. Muốn dư luận quốc tế hiểu rõ sự thật, chúng ta phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền đối ngoại. Tâm huyết của tôi về việc dịch và phổ biến tài liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa ra thế giới chính là muốn góp phần thực hiện điều đó. Đó là bổn phận của một nhà khoa học và trước hết là trách nhiệm của một công dân.

PV: Công việc này đã thực hiện đến đâu rồi, thưa Tiến sĩ?

Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Tài liệu của tôi gồm hơn 500 trang, được kết cấu thành ba phần: Phần thứ nhất là các văn bản, tư liệu của Bộ Tư lệnh Mỹ ở Thái Bình Dương và các tài liệu của phương Tây từ thế kỷ 19 trở về trước, chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Phần thứ hai là các tham luận của tôi tại các hội thảo về Biển Đông được tổ chức trong nước và tại một số nước như Pháp, Mỹ. Phần thứ ba là toàn văn luận án tiến sĩ của tôi: “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa” đã được bổ sung thêm nhiều tư liệu mới. Đến nay, phần dịch sang tiếng Anh được các trí thức Việt kiều tại Mỹ hỗ trợ, về căn bản đã xong. Tôi đang rà soát, chỉnh sửa cho hoàn thiện để in ấn, phát hành. Công việc đang được tiến hành khẩn trương để hoàn thành trong thời gian sớm nhất. Tôi cũng có ý định sẽ dịch các tài liệu này sang tiếng Trung Quốc để các nhà chức trách, giới sử học và nhân dân Trung Quốc tiếp cận, nhằm hiểu rõ hơn về sự thật lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa.

PV: Tiến sĩ có đánh giá gì về công tác nghiên cứu, tuyên truyền bảo vệ chủ quyền quốc gia của chúng ta hiện nay?

Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Chúng ta đã và đang làm tốt nhưng cần phải quyết liệt, mạnh mẽ và sâu rộng hơn nữa. Tôi sẵn sàng chia sẻ thành quả nghiên cứu và kinh nghiệm của bản thân cho tất cả các nhà sử học, các trí thức trẻ để tiếp tục làm phong phú hơn nữa tư liệu lịch sử chủ quyền quốc gia. Công tác tuyên truyền của chúng ta không chỉ hướng đến nâng cao trình độ, nhận thức, xây dựng, củng cố lòng yêu nước, ý thức, trách nhiệm của mọi người dân trước vận mệnh của dân tộc mà phải hướng mạnh hơn nữa, sâu rộng hơn nữa đến cộng đồng quốc tế. Xây dựng nội lực đất nước đi đôi với tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, đó là hai mặt của một vấn đề. Cuộc đấu tranh để khẳng định, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia dù gian nan, phức tạp, cam go và thậm chí phải trả giá, nhưng chúng ta hoàn toàn tin tưởng ở sự thành công, bởi cuối cùng, lẽ phải và sự thật phải được tôn trọng.

PV: Xin cảm ơn Tiến sĩ!

Phan Tùng Sơn (thực hiện)

Nguồn: http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/3/102/102/200550/Default.aspx

Lắng nghe các bài hát được phổ nhạc trích từ "Trường ca Giáo dục Gia đình và Văn hóa Quốc đạo"

Tải về HN3Portal
(ứng dụng di động miễn phí dành cho Android)

Tải về ứng dụng di độngTải về ứng dụng di động

để luôn cập nhật thông tin về Quỹ Văn hóa Giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã mọi lúc mọi nơi.

Số lượng truy cập

We have 122 guests and no members online

932111
TodayToday355
YesterdayYesterday158
This WeekThis Week579
This MonthThis Month3648
All DaysAll Days932111
Highest 02-01-2024 : 4228

Free counters!