• Hình động trên cùng 1

Đây là kho tư liệu quý hiếm về lịch sử văn hóa độc đáo của Việt Nam, không phải là trang “web” bình thường; hiện có hàng trăm tư liệu quý chưa đưa lên mạng. Xin thử coi vào mục “tưởng niệm”, hiện đã có những phim phỏng vấn những người nổi tiếng như Văn Cao, Phùng Quán, Phạm Duy, Trần Văn Khê và sẽ tiếp tục đưa lên nhiều tư liệu quý nữa. Hay thử coi mục “Giáo dục” đã thử đưa lên một vài bài về nghiên cứu giáo dục từ “phương pháp dạy và học” đến “Chân dung người thầy thế kỷ XX”, nhất là về “lương sư hưng quốc”. Cũng nên quan tâm đến bốn chương trình cùng nhau: "Cùng nhau quảng bá sự thật lịch sử chủ quyền ra thế giới"; "Cùng nhau quảng bá Bếp Việt ra thế giới"; "Cùng nhau đem dân ca - hát thơ vào trường học" và cùng nhau xây dựng chương trình "Ngàn thanh niên thế kỷ XXI", mỗi người một kế hoạch nhỏ góp phần xây dựng Việt Nam thành cường quốc biển.

Trang mạng này đang cần nhiều sự hỗ trợ về tài chánh và nhân lực để đưa lên nhiều tài liệu quý vốn đã có cũng như cho “Quỹ Văn hóa Giáo dục” có nhiều học bổng khuyến học về “Hoàng Sa học” cũng như làm luận văn, luận án tiến sĩ…

QUỸ VĂN HÓA GIÁO DỤC HÃN NGUYÊN NGUYỄN NHÃ ĐỒNG HÀNH CÙNG HIỆP HỘI ẨM THỰC VÀ DU LỊCH VIỆT NAM VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN NGHỆ NHÂN ẨM THỰC DÂN GIAN VIỆT NAM THAM GIA ĐẠI HỘI ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ THẾ GIỚI - CHI TIẾT TẠI AMTHUC.NET.VN

Thứ năm, 27 Tháng 6 2013 02:28
User Rating: / 0
PoorBest 
Share on Facebook

20121030173315 truongsa301012

Những châu bản triều Nguyễn khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, các nghị định, quyết định thiết lập chế độ hành chính ở hai quần đảo này… được công bố tại hội thảo khoa học về biển đảo Việt Nam.

Ngày 30/10, Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) tổ chức tại TP.HCM hội thảo “Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm và phát huy giá trị nguồn sử liệu về biên giới, hải đảo của Việt Nam”.

Bà Nguyễn Hồng Nhung - Trung tâm Lưu trữ quốc gia I cho biết, có 772 tập châu bản triều Nguyễn đang được bảo quản tại trung tâm, trong đó có một số châu bản về Hoàng Sa và Trường Sa. Cụ thể, những châu bản này đề cập đến việc nhà Nguyễn cử người đi khảo sát, đo đạc, vẽ bản đồ ở Hoàng Sa. “Những châu bản có tại Trung tâm khẳng định rõ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này thông qua việc nhà Nguyễn cứu thuyền buôn nước ngoài gặp nạn ở Hoàng Sa và Trường Sa”, bà Nhung cho biết.

Tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I còn có nhiều tài liệu gốc quý hiếm bằng tiếng Pháp quy định về việc đi lại qua biên giới Trung Quốc - Việt Nam…

TS Nguyễn Xuân Hoài - Trung tâm Lưu trữ quốc gia II cho biết, ở đây đang lưu trữ các tài liệu bao gồm: các nghị định, quyết định thiết lập chế độ hành chính ở các địa phương biên giới và các hải đảo như Hoàng Sa và Trường Sa…Tài liệu về việc phân định ranh giới, giải quyết tranh chấp lãnh thổ và thềm lục địa với các nước trong khu vực, các báo cáo và tường trình về các vụ xâm phạm lãnh thổ, lãnh hải trái phép…

“Điển hình như năm 1932, nghị định số 156-QC của Chính phủ bảo hộ Pháp thiết lập quần đảo Hoàng Sa thành một quận hành chính thuộc tỉnh Thừa Thiên (nay là Thừa Thiên - Huế). Nghị định này sau đó được xác nhận bởi Dụ số 10 của Hoàng đế Bảo Đại ngày 8/3/1938”, ông Hoài nói.

Ngoài ra, ông Hoài cũng cho biết thêm nhiều tài liệu quý về tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những tài liệu này cho thấy, việc tranh chấp chủ quyền bắt đầu từ sau năm 1945, tiếp đó là việc chính quyền Sài Gòn tập hợp các tài liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.

“Đây là những tài liệu có giá trị đặc biệt, là những minh chứng hùng hồn, có tính lịch sử và pháp lý liên quan đến vấn đề toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của dân tộc. Song, những tài liệu này vẫn còn nằm trong kho lưu trữ, chưa được khai thác.Việc công bố, giới thiệu những tài liệu này sẽ phát huy tối đa giá trị trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, TS Hoài nói.

TS Nguyễn Nhã, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông nói: “Hội thảo này là bước ngoặt để các nhà nghiên cứu tiếp cận với tài liệu quý hiếm về chủ quyền biển đảo Việt Nam”.

Ông đề nghị các cơ quan lưu trữ cần thay đổi tư duy, rộng cửa để các nhà nghiên cứu có điều kiện tiếp cận, đồng thời công bố công khai những tài liệu quý hiếm về biển đảo Việt Nam, nhất là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Cục trưởng Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước Vũ Thị Minh Hương khẳng định, thời gian tới, các cơ quan lưu trữ sẽ mở rộng cửa để các nhà nghiên cứu, các học giả, nhà khoa học… tiếp cận nguồn tài liệu này, đồng thời nhanh chóng tìm kiếm các tư liệu quý hiếm về chủ quyền biển đảo Việt Nam từ nhiều nguồn khác trong và ngoài nước.

“Nhiệm vụ được đặt ra đối với các cơ quan lưu trữ nói chung và Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước nói riêng là phải khẩn trương tích cực sưu tầm, sưu tập và phát huy giá trị nguồn sử liệu về biên giới, chủ quyền hải đảo, góp phần vào cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới, hải đảo Việt Nam”.

Tá Lâm

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/94791/cong-bo-nhieu-tai-lieu-quy-hiem-ve-hoang-sa--truong-sa.html

Lắng nghe các bài hát được phổ nhạc trích từ "Trường ca Giáo dục Gia đình và Văn hóa Quốc đạo"

Tải về HN3Portal
(ứng dụng di động miễn phí dành cho Android)

Tải về ứng dụng di độngTải về ứng dụng di động

để luôn cập nhật thông tin về Quỹ Văn hóa Giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã mọi lúc mọi nơi.

Số lượng truy cập

We have 406 guests and no members online

932104
TodayToday348
YesterdayYesterday158
This WeekThis Week572
This MonthThis Month3641
All DaysAll Days932104
Highest 02-01-2024 : 4228

Free counters!