• Hình động trên cùng 1

Đây là kho tư liệu quý hiếm về lịch sử văn hóa độc đáo của Việt Nam, không phải là trang “web” bình thường; hiện có hàng trăm tư liệu quý chưa đưa lên mạng. Xin thử coi vào mục “tưởng niệm”, hiện đã có những phim phỏng vấn những người nổi tiếng như Văn Cao, Phùng Quán, Phạm Duy, Trần Văn Khê và sẽ tiếp tục đưa lên nhiều tư liệu quý nữa. Hay thử coi mục “Giáo dục” đã thử đưa lên một vài bài về nghiên cứu giáo dục từ “phương pháp dạy và học” đến “Chân dung người thầy thế kỷ XX”, nhất là về “lương sư hưng quốc”. Cũng nên quan tâm đến bốn chương trình cùng nhau: "Cùng nhau quảng bá sự thật lịch sử chủ quyền ra thế giới"; "Cùng nhau quảng bá Bếp Việt ra thế giới"; "Cùng nhau đem dân ca - hát thơ vào trường học" và cùng nhau xây dựng chương trình "Ngàn thanh niên thế kỷ XXI", mỗi người một kế hoạch nhỏ góp phần xây dựng Việt Nam thành cường quốc biển.

Trang mạng này đang cần nhiều sự hỗ trợ về tài chánh và nhân lực để đưa lên nhiều tài liệu quý vốn đã có cũng như cho “Quỹ Văn hóa Giáo dục” có nhiều học bổng khuyến học về “Hoàng Sa học” cũng như làm luận văn, luận án tiến sĩ…

QUỸ VĂN HÓA GIÁO DỤC HÃN NGUYÊN NGUYỄN NHÃ ĐỒNG HÀNH CÙNG HIỆP HỘI ẨM THỰC VÀ DU LỊCH VIỆT NAM VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN NGHỆ NHÂN ẨM THỰC DÂN GIAN VIỆT NAM THAM GIA ĐẠI HỘI ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ THẾ GIỚI - CHI TIẾT TẠI AMTHUC.NET.VN

Thứ ba, 29 Tháng 9 2015 05:56
User Rating: / 1
PoorBest 
Share on Facebook

Lá thư của TS. Hãn Nguyên Nguyễn Nhã gửi Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhân đọc lời tuyên bố "Trung Quốc có chủ quyền về quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa từ thời Cổ đại” ngày 25/09/2015 tại Hiệp Chúng Quốc. Kính nhờ quý cơ quan báo đài chuyển và kính nhờ quý vị dịch giả giúp chuyển ngữ sang tiếng Anh, tiếng Hoa (và các thứ tiếng khác) để phổ biến rộng rãi lá thư này trong cộng đồng thế giới và người Trung Quốc yêu chuộng hòa bình, lẽ phải và sự thật. Mọi chi tiết xin gửi về JLIB_HTML_CLOAKING .

cungnhauquangbachuquyen


Việt Nam ngày 26 thàng 9 năm 2015


Tôi vốn là người học và nghiên cứu lịch sử từ hơn nửa thế kỷ nay, được các báo đài trên thế giới phổ biến những lời tuyên bố của Chủ tịch, đặc biệt có hai vấn đề mà Tôi rất quan tâm:


1/ Trung Quốc “có chủ quyền về quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa từ thời Cổ đại”.


2/ Hoạt động xây dựng có liên quan mà Trung Quốc đang tiến hành ở Trường Sa “không nhằm mục tiêu hoặc gây ảnh hưởng đến bất cứ quốc gia nào và Trung Quốc không có ý định theo đuổi (mục đích) quân sự”.


Nhận thức được rằng thời đại “cá lớn nuốt cá bé”, “nước lớn ỷ sức mạnh muốn làm gì thì làm; bắt nạt, xử ép nước nhỏ bất chấp pháp luật quốc tế, bất chấp sự thật lịch sử đã qua rồi đồng thời nguy cơ hủy diệt trái đất và loài người do chiến tranh hạt nhân, chiến tranh hóa học hay sự cố các lò hat nhận hay mặt trái sự phát triển khoa học kỹ thuật khiến môi trường ô nhiễm hay biến đổi khí hậu…


Cũng nhận thức được rằng với sự phát triển khoa học kỹ thuật nhất là công nghệ thông tin, mọi sự bưng bít sự thật, nhất là xuyên tạc, chà đạp lịch sử không thể chấp nhận và không thể tồn tại mãi được.


Vì thế Tôi kính trình Chủ tịch những đề nghị:


Một là đề nghị để các nhà khoa học Trung Quốc cũng như Thế giới nhất là khoa học lịch sử bàn bạc, tổ chức các hội nghị khoa học lịch sử đi tìm đâu là sự thật chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa theo luật pháp quốc tế.


Hai là đề nghị để các sử gia Trung Quốc cũng như thế giới ghi nhận theo dõi xem lời tuyên bố của Chủ tịch vừa qua về các hoạt động bồi đắp các đá thành những đảo nhân tạo trên các đá ở Trường Sa mà Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng từ năm 1988 - lời nói có đi đôi với hành động hay nói một đằng làm một nẻo. Thế giới liệu có biện pháp nào để ngăn chặn không xảy ra và nếu xảy ra thì có biện pháp ra sao.


Tôi cũng xin đề nghị Chủ tịch cũng như các nhà sử học Trung Quốc cũng như Thế giới xem những thông tin vắn tắt sau dây có gì không đúng sự thật và nếu đúng sự thật thì liệu chúng ta phải hành xử như thế nào để Thế giới này tồn tại và phát triển tốt đẹp theo nguyện vọng của nhân loại:


1. Một là sự kiện năm 1909, Chính quyền Quảng Đông cho Paracels “là đất vô chủ (res nullius)”, đã tổ chức chiếm hữu theo cách thức thời ấy là cử chiến hạm đến các đảo ở Paracels bắn 21 phát súng đại bác, cắm cờ chủ quyền. Nhiều tư liệu báo chí thời đó nhất là các văn bản của chính quyền Pháp thời ấy đã được công bố, cụ thể trên cuốn sách “La souveraineté sur Les Archipels Paracels et Spratleys” của Monique Che millier- Gendreau, từng là Chủ tịch Hội Luật gia Cộng đồng Chung Châu Âu. Theo pháp lý quốc tế thời bấy giờ chiếm hữu phải thật sự, mang tính nhà nước liên tục và hòa bình. Trong lịch sử Trung Quốc cũng như thế giới đây là lần đầu tiên chính quyền ở Trung Quốc có hành động chiếm hữu thật sự, song có phải liên tục và hòa bình hay không? Theo tôi không thể nói liên tục và hòa bình vì rất nhiều tư liệu của Việt Nam cũng như trên thế giới khẳng định ít ra năm 1816 Paracels đã thuộc về Việt Nam.


Tư liệu Việt Nam từ chính sử “Đại Việt sử ký tục biên” thời Lê Trịnh hay thời Nguyễn Triều như “Đại Nam thực lục tiền biên”, “Đại Nam thực lục chính biên” hay “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ” hay sách địa chí “Hoàng Việt dư địa chí”, “Đại Nam nhất thống chí”, nhất là châu bản thời Hoàng đế Minh Mạng, Thiệu Trị đã chép rất cụ thể việc hành sử chủ quyền tại Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa. Ngay tại đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi ngay thời Tự Đức Hoàng đế và tới ngày nay dân gian vào cuối tháng Hai âm lịch vẫn có Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa.


Tài liệu thế giới có hàng trăm tài liệu, đáng kể phải nói Chaigneau trong hồi ký “Le Mémoire sur la Cochinchine” viết rõ ràng: “Chỉ đến năm 1816 đương kim Hoàng đế đã chiếm hữu quần đảo ấy...”. Giám mục Taberd viết: “Chính là vào năm 1816 mà Ngài (Vua Gia Long) đã long trọng treo tại đó lá cờ của Xứ Đàng Trong...”. Nhà truyền giáo Gutzlaff vào năm 1849 cho biết, “chính quyền Việt Nam thời Vua Gia Long đã thiết lập một trại quân nhỏ để thu thuế và bảo trợ đánh cá Việt Nam...” (Xem “Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa” của Hãn Nguyên Nguyễn Nhã do Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2013).


Trong khi ấy các học giả Trung Quốc phản biện cho rằng Hoàng Sa hay Cát Vàng của Việt Nam chỉ là đảo ven bờ. Song ngay bản đồ “An Nam đại quốc họa đồ” của Giám mục Taberd in năm 1838 trong cuốn tự điển Latinh - An nam đã ghi chú rất cụ thể “Paracel seu Cát Vàng”; “seu” tiếng Latinh có nghĩa là “hay là” và Gutzlaff ghi rõ tọa độ Kát Vàng ở tọa độ hiện nay. Có học giả như Phạm Hoàng Quân nghiên cứu tất cả thư tịch của Trung Quốc không hề có ghi chép việc xác lập chủ quyền tại Paracels hay các bản đồ hành chánh của Trung Quốc qua các thời đại cực Nam chỉ ở đảo Hải Nam.


Hai là sự kiện năm 1898 khi Công ty bảo hiểm Anh kiện chính quyền Hải Nam đã để dân hôi của hai tàu đắm ở Paracels là tàu của Đức Bellona (1894) và tầu Nhật Unofi Maru (1896) thì chính quyền Hải Nam đã phản bác Paracels không thuộc nước Trung Hoa và vô tình hay cố ý cũng nói không thuộc “An Nam”. Tài liệu ngoại giao của Pháp liên quan đến Anh đã cho biết rõ về vụ tàu đắm trên.


Vậy đã nói Paracels không thuộc chủ quyền Trung Hoa hồi cuối thế kỷ 19 thì nếu nói thuộc Trung Hoa từ thời cổ đại dù chẳng có chứng cứ lịch sử thì tính pháp lý quốc tế liên tục sẽ ra sao? Nếu như nói “từ thời Hán Giao Chỉ đã thuộc Trung Hoa” vì Việt Nam đã bị “Bắc thuộc” hơn ngàn năm, song lịch sử cho biết từ thế kỷ X Ngô Quyền sau chiến thắng ở sông Bạch Đằng đã giành độc lập và từ Vua Đinh Tiên Hoàng đến vua Bảo Đại thế kỷ XX luôn tự xưng là hoàng đế và các tài liệu thế giới từ thế kỷ XVIII nhất là từ thế kỷ XIX cũng luôn nói tới Hoàng đế An Nam. Còn nói trước khi người Pháp đô hộ nhất là trước năm 1885 như học giả Trung Quốc Vương Hàn Lĩnh nói Việt Nam “là thuộc quốc của Trung Quốc” nếu dựa vào nghi thức ngoại giao thời phong kiến các nước nhỏ đối với nước lớn như cầu phong, nộp cống thì Việt Nam thế kỷ 19 cũng có các nước nhỏ khác nộp cống thì sao? Và nếu nói như thế thế giới này sẽ ra sao nếu các nước lớn trước đây như Hy Lạp, La Mã, Ai Cập rồi Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh Pháp… sẽ đòi chủ quyền của mình?


Theo tôi phải tính từ khi thế giới có tổ chức Hội Quốc Liên nhất là từ khi có Liên Hiệp Quốc, bắt đầu có luật pháp quốc tế như Luật biển năm 1982 thì mọi nước phải tuân thủ kể cả Trung Quốc cũng như các nước lớn khác.


Còn tất cả những bằng chứng các học giả Trung Quốc nêu ra chỉ hoàn toàn là suy diễn như Trịnh Hòa bảy lần xuống Tây Dương từng đi tới Madagascar, không thấy chép đã xác lập chủ quyền tại “Tây Sa” hay “Nam Sa” hoặc bất cứ tên nào khác. Hoặc việc đi tuần tra thời Nhà Tống chỉ là qua các địa danh quanh đảo Hải Nam mà “Tây Sa” và “Nam Sa” ở phía Đông Nam rất xa Hải Nam. Hầu hết những tài liệu nêu ra những bằng chứng lại là những sách Trung Quốc viết về nước ngoài như “Lĩnh ngoại đại đáp” của Chu Khứ Phi hay “Chư phiên chí” của Triệu Nhữ Quát đều là sách viết về nước ngoài không phải viết về Trung Quốc.


Chúng ta thử khách quan đánh gía những điều tóm tắt nêu trên ra sao.


Dĩ nhiên bên nào cũng cho mình là đúng song sự thật lịch sử chỉ có một, tôi đề nghị các nhà nghiên cứu Trung Quốc và thế giới thử nghiêm túc nghiên cứu sự thật ra sao.


Tôi được biết Chủ tịch từng phát biểu sẽ đại họa cho thế giới khi có chiến tranh giữa các lớn như Trung Quốc với Hiệp Chúng Quốc. Hoạt động xây dựng có liên quan mà Trung Quốc đang tiến hành ở Trường Sa “không nhằm mục tiêu hoặc gây ảnh hưởng đến bất cứ quốc gia nào và Trung Quốc không có ý định theo đuổi (mục đích) quân sự”.


Dù cho có quý trọng Chủ tịch đến mấy đi nữa cũng khó tin lời nói trên khi nhớ lại năm 1988, chính Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm các đá mà Trung Quốc đang bồi đắp thành đảo nhân tạo. Sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực năm 1988 đã khiến hàng chục chiến sĩ hải quân Việt Nam gục ngã. Và công ước luật biển Liên Hiệp Quốc năm 1982 mà Trung Quốc đã ký, qui định cụ thể lãnh hãi, khu đặc quyền kinh tế... vậy mà vụ việc “Giàn khoan Hải Dương 981” năm 2014 đã xâm phạm cũng như bao nhiêu hành động ngang ngược khác của Trung Quốc bất chấp Luật biển trên khi công bố “đường lưỡi bò” là ao nhà của Trung Quốc, thì trên thế giới này chắc chỉ những ai đồng ý việc làm ngang ngược ấy mới tin được.


Theo tôi thảm họa cho nhân loại và thế giới chỉ có thể tránh được nếu như triết lý sống cùa dân gian Việt Nam: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” (giàn trái đất) được Trung Quốc và Thế giới đưa vào triết lý giáo dục đại học để giáo dục các thế hệ trẻ các nước tương lai khi nắm quyền lực nhất là các nước lớn thấm nhuần mới hi vọng thoát khỏi chiến tranh hiện đại (hạt nhân hay hóa học), mới hi vọng cứu nhân loại ra khỏi họa diệt vong.


Những lời nói thật tuy có đúng tới đâu, song chắc cũng làm phật lòng Chủ tịch. Mong Chủ tịch lượng thứ cho kẻ hàn sĩ này với tâm nguyện sao cho giới chính trị trên thế giới bắt chước giới kinh doanh theo sách lược “win - win”. “cùng thắng”.


Trân trọng,


Hãn Nguyễn Nguyễn Nhã, tiến sĩ sử học


Đồng kính gửi Tổng thống Hiệp Chúng Quốc Barack Obama


Và các báo đài trong và ngoài nước đã từng loan tin lời tuyên bố của Chủ Tịch Tập Cận Bình trong thời gian thăm Washington ngày 25/09/2015 

Lắng nghe các bài hát được phổ nhạc trích từ "Trường ca Giáo dục Gia đình và Văn hóa Quốc đạo"

Tải về HN3Portal
(ứng dụng di động miễn phí dành cho Android)

Tải về ứng dụng di độngTải về ứng dụng di động

để luôn cập nhật thông tin về Quỹ Văn hóa Giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã mọi lúc mọi nơi.

Số lượng truy cập

We have 129 guests and no members online

905250
TodayToday269
YesterdayYesterday170
This WeekThis Week392
This MonthThis Month5727
All DaysAll Days905250
Highest 02-01-2024 : 4228

Free counters!