• Hình động trên cùng 1

Đây là kho tư liệu quý hiếm về lịch sử văn hóa độc đáo của Việt Nam, không phải là trang “web” bình thường; hiện có hàng trăm tư liệu quý chưa đưa lên mạng. Xin thử coi vào mục “tưởng niệm”, hiện đã có những phim phỏng vấn những người nổi tiếng như Văn Cao, Phùng Quán, Phạm Duy, Trần Văn Khê và sẽ tiếp tục đưa lên nhiều tư liệu quý nữa. Hay thử coi mục “Giáo dục” đã thử đưa lên một vài bài về nghiên cứu giáo dục từ “phương pháp dạy và học” đến “Chân dung người thầy thế kỷ XX”, nhất là về “lương sư hưng quốc”. Cũng nên quan tâm đến bốn chương trình cùng nhau: "Cùng nhau quảng bá sự thật lịch sử chủ quyền ra thế giới"; "Cùng nhau quảng bá Bếp Việt ra thế giới"; "Cùng nhau đem dân ca - hát thơ vào trường học" và cùng nhau xây dựng chương trình "Ngàn thanh niên thế kỷ XXI", mỗi người một kế hoạch nhỏ góp phần xây dựng Việt Nam thành cường quốc biển.

Trang mạng này đang cần nhiều sự hỗ trợ về tài chánh và nhân lực để đưa lên nhiều tài liệu quý vốn đã có cũng như cho “Quỹ Văn hóa Giáo dục” có nhiều học bổng khuyến học về “Hoàng Sa học” cũng như làm luận văn, luận án tiến sĩ…

QUỸ VĂN HÓA GIÁO DỤC HÃN NGUYÊN NGUYỄN NHÃ ĐỒNG HÀNH CÙNG HIỆP HỘI ẨM THỰC VÀ DU LỊCH VIỆT NAM VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN NGHỆ NHÂN ẨM THỰC DÂN GIAN VIỆT NAM THAM GIA ĐẠI HỘI ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ THẾ GIỚI - CHI TIẾT TẠI AMTHUC.NET.VN

Thứ năm, 20 Tháng 11 2014 19:16
User Rating: / 0
PoorBest 
Share on Facebook

Bài phát biểu của TS. Nguyễn Nhã trong buổi tổng kết môn học Văn hóa Ẩm thực Việt Nam lớp Văn hóa học khóa 5 gồm 58 sinh viên với giảng viên Nguyễn Nhã trong vai trò khách mời tham dự và phát biểu cùng đại diện Phòng Quản lý Khoa học - Dự án (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Tp.HCM) và Công ty Cổ phần Công nghệ Truyền thông Tương Lai và thành viên Đề án Bếp Việt.

tongketvanhoaamthucvietnam2014

Giáo dục Việt Nam hiện đang tụt hậu so với các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan… Sau gần nửa thế kỷ nghiên cứu và thực hành với tính cách Trưởng Ban Nghiên cứu Giáo dục Tổng hợp của Trường Thực nghiệm sư phạm “Trung học Kiểu Mẫu Thủ Đức”, Đại học Sư phạm Sài Gòn, 20 năm giảng dạy và Tổ trưởng Phương Pháp Dạy học lịch sử tại Trường Cao đẳng Sư phạm Tp.HCM (1981-2000), khởi xướng môn "Học tập Đại học" tại Trường Đại học Hùng Vương năm 1995 và 5 năm giảng dạy môn Văn hóa Ẩm thực Việt Nam tại Khoa Văn hóa học (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Tp.HCM), ngày hôm nay tôi muốn tổng kết kinh nghiệm về việc giảng dạy môn Văn hóa Ẩm thực Việt Nam tại lớp Khóa 05 mà tôi phụ trách giảng dạy, mong có sự trao đổi góp ý kiến hầu góp phần cải tiến phương pháp dạy học tại đại học ở Việt Nam

Cả lớp có 58 sinh viên đăng ký học môn Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam, song có 57 phiếu sinh viên tức số sinh viên theo học và 56 bài tổng kết của sinh viên và bài tổng kết của em lớp trưởng cùng các biên bản họp nhóm. Để đánh giá thường phải căn cứ vào mục tiêu môn học về các mặt: kiến thức, thái độ và kỹ năng mà giảng viên đã phổ biến trong Đề cương môn học (Syllabus). Song năm nay để giúp có cái nhìn sâu về sự đổi mới phương pháp dạy và học và tính thực tế của môn học, nên việc tổng kết lớp học môn Văn Hóa Hóa Ẩm Thực Việt Nam khóa 5 là lớp học được đúc rút kinh nghiệm qua 4 khóa trước có những biện pháp có hiệu quả hơn cả về phía giảng viên cũng về phía sinh viên, tập trung tổng kết về phương pháp dạy và học và việc chuẩn bị tương lai cho sinh viên.

Về phương pháp dạy và học

Hầu hết các sinh viên đều cảm nhận rất ấn tượng về phương pháp dạy và học của giảng viên. Xin đưa một số ví dụ:

Nguyễn Phước Quỳnh Thư viết: “…Là một trong hai học kỳ cuối cùng của một sinh viên năm thứ tư, môn học ”Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam“ thực sự là môn học ấn tượng và đầy thú vị với tôi, và thực sự tôi cảm thấy bản thân rất may mắn khi được học tập dưới sự hướng dẫn của thầy Ngugễn Nhã”….

Trần Đoàn Ngọc Diễm: “Mới lạ và hiệu quả: mỗi sinh viên có thể ghi lại điều tâm đắc nhất về buổi học hoặc những gì tiếp thu được cho bản thân sau mỗi buổi học để kiểm tra sự tiến bộ của mình, Giáo viên cũng có thể theo dõi tiến độ tiếp thu bài giảng của mỗi người mà có cách truyền thụ phù hợp với lớp; tiếp thu gần hơn với công nghệ hiện đại, cách học và làm việc hiện đại..”

Trà Thị Thúy Duy: “Ngày đầu tiên Thầy bước vào lớp giảng dạy em đã rất ấn tượng, bởi Thầy tóc đã hoa râm nhưng vẫn còn tiếp tục sự nghiệp trồng người, rồi càng xúc động hơn khi biết Thầy bị tai biến nhẹ làm Thầy bị ù một bên tai nhưng Thầy vẫn cố gắng hàng tuần đến lớp để truyền đạt kiến thức cho chúng em và cũng nhờ Thầy mà em hiểu được một chân lý quý giá. Đó là “khi chúng ta có ý chí và động lực để làm một điều gì đó thì không gì có thể ngăn cản được chúng ta”. Ở Thầy em thấy được tình yêu mà Thầy dành cho những đứa học trò “ngỗ nghịch” đôi lúc làm cho Thầy buồn và giận vì cái tội đi học trễ, điều mà Thầy luôn nhắc nhở chúng em mỗi khi có tiết học, nhưng với tình yêu thương học trò của một người Thầy, người Ông, người Bác mà Thầy dành cho chúng em, Thầy lại lần này và lần khác bỏ qua những lỗi lầm đó và cố gắng nhắc cho chúng em biết, người Việt Nam chúng ta thường có cái tật là lúc nào cũng trễ nãy trong việc giờ giấc, vì thế các em là sinh viên ngành Văn Hóa Học, là những người thuyền trưởng tương lai của đất nước vì thế các em phải khắc phục được nhược điểm này. Không những thế ở Thầy em còn thấy được tình yêu thương nghề, yêu ẩm thực Việt Nam không gì có thể thay thế được. Bên cạnh đó, Thầy còn có phương pháp dạy và học rất là hiệu quả dành cho sinh viên chúng em rất ấn tượng, đó là “học phải đi đôi với hành”, vì thế, với mỗi bài giảng của Thầy Thầy luôn khuyến khích chúng em nên tìm vấn đề liên quan và viết bài về vấn đề đó để mở rộng kiến thức, ngoài ra, Thầy còn để cho chúng em tự nêu quan điểm và ý kiến của mình về một vấn đề liên quan giúp chúng em có thể tự phát huy tinh thần sáng tạo, suy nghĩ độc lập. Đó cũng là những điều mà em học được từ Thầy. Trong suốt quá trình học Thầy luôn cung cấp, chia sẻ cho chúng cho em những nội dung và kiến thức khác nhau về ẩm thực, giúp cho chúng em càng hiểu rõ thêm sự phong phú của ẩm thực nước nhà từ đó giúp cho chúng em thêm yêu hơn và tự hào hơn về đất nước hình chữ S này. Đặc biệt trong suốt quá trình dạy Thầy luôn nhấn mạnh với chúng em về bản sắc ẩm thực, về việc giữ gìn và phát huy nền ẩm thực Việt, đưa ẩm thực Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế, cũng như khẳng định được vị thế của ẩm thực nước nhà với ẩm thực thế giới và việc trở thành sứ giả ẩm thực của chúng em sau này. Chính vì sự lôi cuốn, hấp dẫn trong phương pháp cũng như nội dung mà Thầy giảng đã thu hút em chuyên cần đến lớp mà không vắng buổi nào, cũng như hăng hái đóng góp phát biểu ý kiến trong giờ học, tính đến thời điểm này em đã phát biểu được khoảng 3 lần, và tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi trong giờ các bạn thuyết trình khoảng 4 lần, vì là đóng góp ý kiến phát biểu chung nhóm, nên câu hỏi và đặt vấn đề của em và các bạn cùng nhóm điều lòng vào chung hỏi một lượt nên cũng không nhớ rõ chỉ đại khái thế thôi."

Phạm Thị Hòa: “Về phương pháp giảng dạy của thầy đã cho tôi ấn tượng rất tốt. Buổi đầu tiên thầy đã thông qua tất cả các bạn trong lớp để điểm qua những món ăn độc đáo có trên mọi miền Tổ quốc, giúp cho sinh viên có được những hiểu biết sơ lược đầu tiên về ẩm thực nước ta thực sự rất phong phú. Hay với phiếu nhận xét sinh viên để giúp kiểm tra sinh viên tham gia đầy đủ hay không hay trong các buổi học có chú ý bài giảng hay không để thầy có thể nắm bắt được việc sinh viên học ra sao trong giờ học. Qua các buổi học, các thuyết trình của các nhóm, thầy đã cho những nhận xét , đóng góp ý kiến rất cụ thể để các nhóm có thể sửa đổi đề bài làm hoàn thiện hơn..

Võ Phương Quỳnh: “Trong quá trình học trên lớp em học được kỹ năng làm việc nhóm (teamwork) mà thầy luôn nhấn mạnh. Em cảm thấy kỹ năng này vô cùng quan trọng và cần thiết không chỉ trong công việc trong tương lai mà còn cả trong cuộc sống nữa. Thứ nhất, làm việc nhóm giúp em dung hòa cái tôi của mình lại để hòa nhập cùng với các bạn trong nhóm. Thứ hai, mỗi cá nhân là một cây ý tưởng riêng và khi kết hợp nhiều cây ý tưởng lại với nhau sẽ cho ra những ý tưởng tuyệt vời, tuy nhiên khi mỗi cá nhân đưa ra ý tưởng hay thì sẽ có sự buồn chán và nản khi ý tưởng bị bác bỏ, mặc dù vậy nhưng em thiết nghĩ cho dù ý tưởng của mỗi cá nhân có hay hay không nhưng quan trọng là lúc trình bày ý tưởng sẽ giúp mình có thêm kỹ năng trình bày vấn đề và sự bác bỏ sẽ giúp cá nhân có thêm nghị lực cũng như bài học để có ý tưởng hay hơn góp thêm vào sự thành công của nhóm. Nếu nghĩ đến cái chung thì việc bị bác bỏ ý tưởng cũng không có gì là buồn cả.

Em không dám hát trước đám đông đâu nhưng nhờ thầy mà em đã đứng dám hát trước đám đông và qua đó em biết thầy đã luyện thêm cho em kỹ năng đứng trước đám đông nữa. Kỹ năng này quan trọng lắm và đối với em trước đây thì nó kinh khủng vô cùng áp lực đám đông khiến em sợ rất nhiều và hai chân thì run bần bật. Nhưng khi đứng với thầy thầy lắng nghe và tạo điều kiện cho em được đứng hát trước lớp và thầy còn cho em mấy câu thơ về Mắm Châu Đốc nữa “Em yêu mắm thái quê em”... đứng cạnh thầy em cảm thấy vô cùng tự tin và em sẽ cố gắng rèn luyện kỹ năng này để có thể thành công hơn trong tương lai. Thầy ơi em cám ơn thầy rất nhiều.

Thầy dạy rất hay luôn thứ nhất thuyết trình mà có thực hành luôn. Em thấy phương pháp này vô cùng sinh động và hoàn toàn khác xa với cảm giác chán nản khi chỉ học toàn bằng chữ. Em thích nhất là câu thầy thường nói “Học thì phải hành” và cả những tiết mục ẩm thực được xây dựng bởi những ngôn từ ý vị đậm chất thơ lồng ghép trên nền nhạc dân ca của đất nước. Em thấy vô cùng tuyệt vời. Chưa bao giờ có tiết học nào sinh động đến như thế và giúp em thu được nhiều kiến thức thực tế đến thế."

Đinh Thị Minh Hồng: “Về phương pháp học có những thay đổi là khuyến khích sinh viên chủ động trong việc đi thực tế, nêu ra các vấn đề và giải quyết được vấn đề. Tạo cho sinh viên có sự nhận định riêng của mình về kiến thức thu được và phản biện lại những nhận định sai hoặc không đúng. Về phương pháp dạy thì thầy nghiên về thực hành nhiều hơn lý thuyết, giúp cho sinh viên cảm thấy hứng thú khi học và đặc biệt là các bạn không biết nấu ăn nhưng vẫn cố gắng học và minh họa trong phần thuyết trình của mình tuy tay nghề vẫn chưa rành. Đây là một bước tiến mới đặc biệt đối với các bạn nữ trong thời đại ngày nay vẫn chưa từng vào bếp. Đồng thời cũng học được kỹ năng quan sát khi đi đến các quán ăn nhỏ tuy không phải nhà hàng, nhưng sẽ góp phần trong việc nhìn ra sự thay đổi trong cách bố trí ăn hay dụng cụ để ăn từ đó góp phần cho việc chuẩn hóa nhà hàng từ những bước cơ bản nhất. Các quán nhỏ đã có sự thay đổi rõ riệt là thay đôi đũa của người Việt bằng nĩa, dao…của phương Tây, từ đó có thể thấy được ẩm thực Việt Nam ngày càng có sự hội nhập mạnh mẽ từ bên ngoài.”

Đỗ Thị Như Sương: “ Tôi đặc biệt ấn tượng với thầy về phương pháp dạy của thầy ngay từ buổi học đầu tiên. Không giống như những cách dạy truyền thống, thầy luôn tạo tinh thần tự giác cho sinh viên, có cung cấp tài liệu nhưng vẫn luôn khuyến khích sinh viên tìm hiểu thêm trước khi đến lớp để trao đổi thêm vấn đề. Trong những buổi học, thầy cũng luôn khuyến khích sinh viên mạnh dạn, tự tin trong cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. Có thể nói đây là một xu hướng và một kĩ năng vô cùng cần thiết trong thời đại hội nhập, và để có thể làm leader thì nên chú ý và cần rèn luyện thêm về kĩ năng này.Và đặc biệt, sau cuối mỗi buổi học, thầy yêu sinh viên tự đúc rút những vấn đề mà mình tâm đắc nhất, có thể là về nội dung thầy giảng dạy, có thể là một kĩ năng nào đó đã dược học từ thầy,… và có thể nêu lên một vấn đề, một xu hướng phát triển nào đó theo ý kiến cá nhân. Cách dạy này của thầy tạo tinh thần tự do cho sinh viên trong việc thể hiện quan điểm của bản thân.”

Hồ Duy Thiên Kim: “Với 30 tiết học được phân bổ vào 8 buổi học hàng tuần. Nội dung học bao gồm: kiến thức lý thuyết, thực hành bằng cách thuyết trình về những món ăn truyền thống dân tộc, đồng thời thực hiện những việc chế biến những món ăn trên lớp, trao đổi ý kiến cũng như việc răn dạy của thầy, bản thân em cũng như các bạn đã biết nhiều hơn, rõ hơn về nhiều món ăn, giá trị của những món ăn truyền thống dân tộc cũng như luôn băn khoăn tìm cách quảng bá thương hiệu BẾP VIỆT ra ngoài thế giới.Phương pháp dạy học có sự kết hợp khéo léo của nhiều kỹ năng khác nhau, luôn thay đổi một cách linh động để chúng ta có thể tiếp thu cũng như hiểu bài nhiều hơn. Các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, thực hành tại lớp, các kỹ năng trao đổi, phản biện cũng như tổng hợp viết báo cáo sau mỗi buổi học đã giúp chúng em nắm được bài và có được những kiến thức cơ bản. Và sau khi kết thúc môn học, việc thầy luôn dạy để hiểu được giá trị chân thiện mỹ của ẩm thực Việt Nam, ẩm thực ngon, lành mạnh cũng như tinh thần yêu nước luôn gắn kết đã làm chúng em luôn nhớ và ít nhiều suy nghĩ về trách nhiệm của mình...”

Hồ Thảo Anh: “Khi học môn Văn hóa ẩm thực, bản thân đã tiếp thu được khá nhiều về phương pháp học đầy mới lạ của Thầy. Vào mỗi buổi học, trước khi bắt đầu vào bài học Thầy đều dành ra một khoảng thời gian để nhận xét buổi học trước, đọc những bài nhận xét, cảm nhận của các bạn cũng như Thầy sẽ giải đáp những thắc mắc từ các bạn. Thầy khuyến khích tất cả các bạn tích cực phát biểu cũng như mạnh dạn đóng góp ý kiến, đề cao việc hoạt động, làm việc nhóm. Trong thuyết trình, Thầy yêu cầu chia làm ba nhóm là nhóm thuyết trình, nhóm phản biện, nhóm chủ trì và đặc biệt là yêu cầu các nhóm bên dưới đều phải có câu hỏi, ý kiến đóng góp cho nhóm thuyết trình. Chính việc này làm cho cả lớp có thể đoàn kết, hoạt động nhóm hiệu quả hơn, không chỉ là nhóm nhỏ mà cả lớp cũng được xem là một nhóm lớn. Những đóng góp từ nhóm phản biện, các nhóm khác góp phần làm cho chính nhóm thuyết trình bổ sung thêm kiến thức mà nhóm chưa kịp tìm hiểu. Nhóm chủ trì tuy không thuyết trình nhưng trong quá trình chủ trì các buổi thuyết trình của các nhóm khác, sẽ phải tập trung khá nhiều để có thể nhận xét đúng đắn, góp ý cho nhóm, để các nhóm làm việc hiệu quả, duy trì được tiến độ làm việc thì trách nhiệm của nhóm chủ trì khá quan trọng. Chính thế nên em nghĩ nhóm chủ trì đã làm việc rất tốt, đặc biệt là lớp trưởng đã hoàn thành rất tốt việc truyền đạt những thông tin từ Thầy đến cho lớp. Đặc biệt, sau mỗi bài thuyết trình Thầy đều nhận xét rất kỹ, bổ sung thêm khá nhiều thông tin cần thiết. Cuối các buổi học đều viết những lời nhận xét, những thứ ấn tượng trong buổi học, điều này khiến cho bản thân em, sau mỗi buổi học đều dành ra một khoảng thời gian để nhớ lại, ngẫm lại nội dung xuyên suốt của buổi học, đây cũng có thể là một cách để tổng kết, xâu chuỗi lại nội dung đã được học, được nghe từ các bài thuyết trình, từ những lời nhận xét của Thầy. đây cũng là cách để em có thể nhớ kỹ, sâu hơn, lâu hơn nội dung của ngày học đó. Trong các buổi học, bản thân em ấn tượng nhất chính là việc Thầy đưa phần thực hành vào các buổi học như phổ thơ cho các món ăn, các điệu lý, các bài dân ca vinh danh các món ăn của Việt Nam. Nhờ vậy mà buổi học thêm phần vui tươi, nội dung học càng thêm hấp dẫn. Nhất là trong các buổi thuyết trình, các nhóm đều có chuẩn bị các món ăn: có thể là đã được chuẩn bị sẵn, cũng có thể là thực hiện ngay trên lớp sau khi thuyết trình xong,… điều này làm cho các bài thuyết trình thêm trực quan sinh động, thu hút được sự chú ý từ các bạn bên dưới."

Lê Nguyễn Hồng Hiếu Thảo: “Thầy Nguyễn Nhã có phương pháp dạy học rất thú vị. Thầy không đóng vai trò là một người thầy truyền đạt kiến thức một chiều theo lối áp đặt, mà thầy chọn cách là người hướng dẫn, định hướng cho sinh viên trong việc nhìn nhận vấn đề, với phương pháp dạy như vậy, sinh viên sẽ thu nhận kiến thức một cách chủ động và tích cực hơn. Sinh viên tham gia các hoạt động trao đổi trên lớp một cách linh hoạt, tự học, tự nghiên cứu là chính, khi có vấn đề nào không giải đáp được thì thầy sẽ là người đứng ra giảng giải cho sinh viên hiểu. Nhiệm vụ của sinh viên trong môn học:

- Tự học, tự nghiên cứu là chính.

- Tham gia tích cực trước, trong và sau bài giảng: Đọc trước đề cương bài giảng, giáo trình theo yêu cầu. Chuẩn bị nội dung thuyết trình, chất vấn được phân công trước lớp. Tham khảo tài liệu, chuẩn bị thảo luận trong lớp, tự nghiên cứu, giải quyết những vấn đề bản thân và lớp nêu ra trong lớp học.Đọc sách tham khảo, có ghi phiếu tham khảo.Làm bài tập nghiên cứu: chuyên đề.”

Lê Quốc Duy: “Thứ nhất về phương pháp học, việc quan trọng nhất đó là tinh thần đúng giờ, tuy nhiên, sau hơn 2 tháng các bạn sinh viên vẫn chưa áp dụng được tinh thần đúng giờ trong mỗi buổi học. Đây là điều mà em và các bạn trong lớp cần phải nghiêm khắc kiểm điểm lại mình. Trong môn học này, thầy luôn yêu cầu sinh viên luôn phải học đi đôi với hành. Học lý thuyết phải dựa trên nền tảng, cơ sở khoa học đã được thẩm định đánh giá về nội dung, hạn chế tìm, sử dụng các tài liệu mạng có nguồn gốc không chính thống hoặc không rõ nguồn gốc. Khi đã có lý thuyết, thì sinh viên đòi hỏi cần phải thực hành, ngay trong môn học, thực hành ngay trong thực tế địa phương của mình đang sống hay ngay tại quê hương của mình. Tuy nhiên, vẫn còn một số nhóm khi thuyết trình sử dụng các nguồn tại liệu không chính thống, dẫn đến sai lạc khi trình bày trước lớp, và chưa có sự thực hành mang tính thực tiễn, chẳng hạn nhóm làm các món gỏi, cuốn cuộn thì các món được trình bày đưa lên thì hầu như đã làm sẵn, không thực hiện giới thiệu quy trình làm lên trước lớp, hoặc như về nhóm các thức uống của người Việt thì khi mô hình hóa trà Việt thì lại sử dụng ấm trà là ấm thủy tinh thay vì ấm đất, hay khi đựng rượu thuốc thì đựng rượu trong chai nhìn giống như rượu Tây. Đây là điều cần phải rút kinh nghiệm. Trong phương pháp học cũng đòi hỏi sinh viên phải có sự nhận định riêng, chủ kiến riêng của mình nhưng phải dựa trên cơ sở khoa học, điều này giúp cho sinh viên tập thể hiện quan điểm nhận định riêng của mình trước một vấn đề thực tiễn. Thứ hai về phương pháp dạy, thầy là người dạy và phân tích cho sinh viên về tinh thần thần đúng giờ, và thầy phê phán mạnh mẽ cái “xấu xí nhất” của người Việt là “giờ dây thun”, thầy yêu cầu lớp cần phải sửa ngay trong môn học của thầy. Mặc dù vẫn còn tính trạng đi trễ nhưng việc đi học đúng giờ đã được cãi thiện nhiều so với một số môn học trước đó. Trong môn học này, với tinh thần thầy là người hướng dẫn còn sinh viên là người chủ động học và nghiên cứu, để hướng tới là sứ giả ẩm thực của địa phương và rộng ra là sứ giả ẩm thực của Việt Nam. Điều này đã giúp cho sinh viên phải chủ động trong việc tìm hiểu tài liệu, nghiên cứu các vấn đề của địa phương. Nhờ đó, mà mỗi sinh viên và ngay bản thân em đã phát hiện ra những món ăn dân dã nhưng rất Việt Nam của địa phương mình, từ đó giúp khơi dậy lòng tự hào của sinh viên đối với văn hóa nước nhà.”

Lê Thị Dư: “Trong phương pháp giảng dạy và học của thầy, thầy lấy sinh viên là trung tâm trong quá trình học, sinh viên tự học, tự nghiên cứu là chính. Tham gia tích cực trước, trong và sau bài giảng: đọc trước Đề cương bài giảng, giáo trình theo yêu cầu, chuẩn bị nội dung thuyết trình, chất vấn được phân công trước lớp, tham khảo tài liệu, chuẩn bị thảo luận trong lớp, tự nghiên cứu, giải quyết những vẫn đề bản than và lớp nêu ra trong lớp học, đọc sách tham khảo, có ghi phiếu tham khảo, làm bài tập nghiên cứu chuyên đề, mỗi buổi giảng đều có thảo luận, sử dụng phương tiện hiện đại máy chiếu, powerpoint, video tape, máy ảnh… Ở cách giảng dạy và hoc này bản thân em nhận thấy rằng phương pháp của thầy rất hay, có nhiều điều mới mẻ thú vị hơn so với các giảng viên khác mà trước giờ em học tập, đã giúp cho sinh viên chúng em rèn luyện được nhiều kỹ năng cũng như học được nhiều điều mới mẻ, thú vị ở thẩy. Ở thầy phương pháp giảng dạy khá hiện đại, thầy luôn quan tâm đến mong muốn của sinh viên, luôn giúp cho sinh viên thể hiện hết khả năng, năng khiếu của mình thể hiện ở vấn đề hát dân ca hay những bài viết của các bạn để đăng lên báo đây là phương pháp giúp cho sinh viên tự tin vào khả năng viết bài của mình, giúp sinh viên tự tin đứng trước đám đông, trong quá trình dạy thầy đã lồng ghép nhiều câu chuyện giúp cho sinh viên hiểu được nhiều điều quí giá như trong cuộc sống không ai là hoàn hảo, mỗi người điều có cái hay cái đẹp, giúp cho sinh viên giỏi hơn trong khả năng làm việc nhóm, giúp sinh viên thể hiện rõ hơn tinh thần đoàn kết, làm sao để tinh thần “teamwork” sẽ lan tỏa ra khắp người Việt, giữa sinh viên và giảng viên luôn trao đổi thoải mái trong giờ học. Giúp cho sinh viên có cái nhìn đúng đắn hiểu được tầm quan trọng giữa học đi đôi với hành, giữa giảng viên và sinh viên có sự tương tác hai chiều. Ở cách tổ chức thuyết trình trong môn học này rất đặc biệt em rất ấn tượng với cách tổ chức thuyết trình này bởi từ trước đến nay chưa có môn học nào mà như vậy, bởi nó có sự khác biệt ở có nhóm làm chủ tọa chủ trì buổi thuyết trình, có nhóm phản biện, đây là một phương pháp dạy khá mới, ở mỗi nhóm thuyết trình luôn có sự minh họa hết sức sinh động và đặc sắc.Ở mỗi buổi học điều có phiếu sinh viên đây là một cách làm việc hết sức sáng tạo, qua phiếu sinh viên thầy sẽ nắm rõ sau mỗi buổi học sinh viên thu hoạch được gì, hiểu được sự truyền tải nội dung của thầy đến với sinh viên được bao nhiêu phần trăm. Ở môn học này nội dung mà em ấn tượng nhất là ngày nay hiện tượng ẩm thực lai tạp rất phổ biến chính vì vậy bản thân là một cử nhân văn hóa học phải cố gắng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Ấn tượng với chương 4 đó là chuẩn hóa các món ăn và các nhà hàng của Việt Nam, bản thân em đã xem chương trình “Chào buổi sáng” với chuyên đề "Chuẩn hóa các món ăn và các nhà hàng của Việt Nam" phát sóng vào lúc 6:30 sáng ngày 20/10/2014 vừa qua của Thầy đã càng hiểu rõ hơn vấn đề ẩm thực nước nhà hiện nay.Nội dung ấn tượng của em nữa là tính ngon và lành trong ẩm thực Việt. Mỗi món ăn Việt điều thể hiện được tính ngon và lành, không chỉ ngon ở hương vị mà nó còn giữ được tính lành hương vị tự nhiên màu sắc tự nhiên của nguyên liệu. Tiếp theo đó là ấn tượng với vấn đề thầy luôn giúp chúng em nhìn nhận rõ tầm quan trọng của vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong ẩm thực Việt.Một ấn tượng nữa của bản thân đó là ngoài kiến thức hằng ngày, thầy đã lồng ghép thơ ca, hát dân ca vào ẩm thực làm cho buổi học ngày càng hứng thú hơn với sinh viên.”

Lê Vũ Trường Giang: “Trải qua một khoảng thời gian cùng học tập, cùng nghiên cứu với các bạn trong nhóm, trong lớp với sự hướng dẫn của tiến sĩ Nguyễn Nhã trong môn Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam em đã học được rất nhiều điều bổ ích. Những kiến thức chuyên sâu về bản sắc văn hóa ẩm thực của đất nước mình, đồng thời cũng thêm tinh thần yêu quí và trân trọng, gìn gìn những gì tốt đẹp trong nền ẩm thực Việt Nam. Một nền ẩm thực vừa ngon, vừa lành, có thể nói “bếp Việt bếp của Thế giới”, ngày càng nâng cao vị thế của mình trong nền ẩm thực thế giới, cũng như mang trong mình một trách nhiệm to lớn là giới thiệu đến bạn bè quốc tế về ẩm thực của Việt Nam. Trong những buổi học ngoài việc chia sẻ những điều căn bản trong văn hóa ẩm thực Việt, giúp chúng em học tập và trao dồi thêm kiến thức chuyên môn. Tiến sĩ còn tận tình chia sẽ cho chúng em về cách học tập tốt, về các phương pháp học tập và làm việc nhóm tốt một cách sao cho hiệu quả nhất. Thầy chỉ cho chúng em biết những điểm yếu, kém trong cách học tập và làm việc nhóm của sinh viên Việt Nam, từ đó khắc phục và sửa chữa mình, hoàn thiện mình. Không những thế tiến sĩ con mong muốn tụi em trở thành những người quan tâm đến ẩm thực Việt Nam, là một sứ giả đắc lực trong việc truyền bá hình ảnh, bản sắc của ẩm thực Việt Nam cho bạn bè thế giới. Đó là cái tâm, cái tình cảm, tình yêu quê hương đất nước mà từ trong tấm lòng của thầy, canh cánh về những gì mà Việt Nam mình có và chịu đựng cũng như mong muốn khao khát khẳng định với thế giới về Việt Nam có một nền ẩm thực phong phú, đa dạng, ngon, bổ và đặc biệt là tốt cho sức khỏe (vừa ngon - vừa lành). Chỉ vọn vẹn diễn ra trong vòng 40 tiết những những gì ma thầy truyền lại, làm cho chúng em nhận thức được rất nhiều điều. Bao lâu nay, em chưa một lần nghỉ món ăn Việt Nam lại tuyệt với đến như vậy, ẩm thực Việt Nam lại có giá trị và ý nghĩa sâu sắc đến như vậy. Cả thế giới đang phải lo lắng vì họ nhận ra rằng những món ăn hàng ngày họ ăn, thích ăn và hay ăn có thật sự tốt và đảm bảo cho sức khỏe của mình. Cả thế giới đâu đâu cũng có những hiện tượng, béo phì, các căn bệnh do việc ăn uống không tốt mang lại, ung thư… từ đó họ mới nhận ra rằng. Việt Nam, ở một đất nước xa xôi, nhỏ bé nào đó họ lại sống khỏe mạnh và đang thưởng thức những món ăn mà nó hoàn toàn tốt cho sức khỏe, vừa ngon, vừa bổ lại không gây hại cho sức khỏe. Ẩm thực Việt Nam dựa vào tự nhiên, chủ yếu sử dụng những nguyên liệu từ tự nhiên, ít dầu mỡ, ít hóa chất đó là những gì mà thế giới đã lạm dụng và quên đi mặt tiêu cực của nó.Khắp mọi miền đất nước, nơi nào cũng có những món ngon, đặc sắc và mang đậm tính nhân văn, nét sống, sinh hoạt cách nghỉ của từng vùng. Đều ngon, lành và đa dạng, mang những màu sắc riêng biệt, mà chỉ có những nơi đó mới có. Trong suốt toàn bộ chương trình học, em có nghỉ học một bữa vì công chuyện đột xuất và quan trọng, nên em không thể đến lớp được. Em thật sự tiếc và buồn vì mỗi buổi học của thầy đều có những kiến thức bổ ích. Em thành thật xin lỗi, mong thầy thông cảm vả bỏ qua. Buổi học của thầy lúc nào cũng năng động và khá vui tươi, mỗi nhóm đều có phát biểu cũng như phản biện chất vấn lẫn nhau, để cùng học hỏi. Mỗi bạn, sẽ cùng nhau làm việc nhóm, cùng nhau thuyết trình và nghiên cứu về đề tài mà thầy đã phân cho. Em cũng đã cùng nhóm hoàn thành việc nghiên cứu đề tài thầy cho, và cũng tham gia đứng thuyết trình trên lớp (đề tài: Bánh cuốn, bánh chưng, bánh tét và các loại bánh). Làm những bài tập mà thầy yêu cầu.

Hứa Thị Biện: “… Phương pháp giảng dạy của thầy bám sát vào thực tế ẩm thực Việt Nam, các nhóm được thuyết trình những đề tài cụ thể về các món như phở, miến, bún, bánh, tết, món ăn cung đình… gây được nhiều sự hứng thú cho sinh viên. Các bạn trong lớp có cơ hội được thưởng thức các món ăn ngay tại trên lớp sau mỗi phần thuyết trình, gây nhiều thú vị. Thông qua phần trình bày của các nhóm đúc kết được những kỹ năng về thuyết trình, dẫn dắt sao cho thu hút, lôi cuốn. Học hỏi được rất nhiều điều bổ ích từ thầy về các món ăn cũng như phương pháp làm việc và tiếp cận với ẩm thực, học phải đi đôi với hành, đó là những hành động cụ thể để chứng minh cho những điều đã học… Thông qua môn học em có ấn tượng về các nội dung trình bày của các nhóm thuyết trình khi nói về các món ăn, nhất là phương pháp chế biến được các bạn minh hoạt ngay tại trên lớp và những giá trị mà các món ăn ẩm thực mang lại chung như tính tư duy tổng hợp của người việt, ẩm thực Việt lấy thiên nhiên làm gốc và luôn gắn bó với thiên nhiên, các món ăn đi từ đa phần là dân dã gần gũi với cuộc sống người dân lao động đi đến các món ăn minh tính cầu kỳ, hoa mỹ của nghệ thuật ẩm thực cung đình xưa.Các nhóm và các bạn trong lớp tham gia thuyết trình và xây dựng bài thông qua những câu hỏi, phản biện, tham gia vào câu lạc bộ ẩm thực của lớp rất nhiệt tình. Tuy nhiên vẫn có một số bạn mất tập trung và làm việc cá nhân trong giờ học.Thông qua môn học đã giúp em tích lũy được nhiều kiến thức chuyên môn cũng như thực tế, giúp lớp đoàn kết hơn với nhau và hiểu nhau hơn."

Nguyễn Thị Ái Kiều: “Nhân cũng sắp kết thúc môn học. Em xin nói về vài vấn đề em nghĩ là nó rất mới và hay khi lần đầu tiên em học hết môn viết về một bản tổng kết. Có thể nói rằng đây là một ý kiến cách làm khá mới mẻ và thú vị. Qua những bài giảng của thầy và những bài nghiên cứu của các bạn trong những bài thuyết trình mà em thêm hiểu nền ẩm thực Việt tuyệt đến vậy. Xưa nay nó gần gũi với em và các bạn như vậy mà lại không am hiểu về chúng nhiều, chỉ biết vài món đơn giản trong cỗ tết, những dịp đặc biệt,… và không hiểu tại sao lại có những món ăn đó để hiểu con người đã ứng xử như thế nào thông qua chúng. Biết sự phong phú và đa dạng của nền ẩm thực nước nhà: từ những món hầm, hấp, luộc cho đến nước mắm, phở. 

Thầy đưa ra nhiều cách mới mẻ, phải làm sao sinh viên học trò của mình nhận biết vấn đề và giải quyết vấn đề đó như thế nào ví dụ đi giới thiệu sản phẩm nước mắm xong giải thích tại sao nó được dùng tại Việt Nam.

Sinh viên phải năng động nhiều hơn nữa trong cách học, cách hỏi vấn đề.Kỹ năng mới: dù không cũ nhưng việc dùng máy tính riêng trong giờ học thì đây lần đầu tiên em thấy thầy là người mạnh dạn đưa ra để sinh viên tự đọc tài liệu, để theo dõi bài học trên lớp tốt hơn. Và việc tự do tranh luận, tranh luận không phải để hạ gục người khác mà để tiếp thu làm mới mẻ kiến thức cho nhau. Biết dùng công nghệ máy chụp hình để ghi lại những khoảnh khắc của môn học: cách trình bày, lúc thể hiện món ăn trên bục giảng.

Thầy khuyên chúng em là phải sau những giờ học căng thẳng phải tạo tâm trạng thoải mái bằng việc ca hát, tham gia câu lạc bộ nào đó. Thì thấy khuyến khích chúng em tham gia câu lạc bộ Dân ca học đường vừa vui vừa bảo tồn những nét đẹp của VIệt Nam thông qua các bài thơ, bài dân ca.

Thầy nghiêm khắc sinh viên phải thực hiện đúng nề nếp khi đến lớp hay ở nhà đó chính là nét ứng xử có văn hóa, nét ứng xử có trách nhiệm, trước tiên tôn trọng người khác thì hãy như tôn trọng bản thân mình trước.

Sinh viên và thầy phải là những người tương tác tốt, có người nói có người nghe, có người hỏi có người trả lời.

Giup mỗi bản thân mỗi người hiểu được chính bản thân mình hơn. Như trường hợp của em trước khi trách người khác thì tự trách mình trước đã. Điều này em thấy mình phải càm ơn thầy rất nhiều. Để sau này sẽ giúp em trong công việc tốt hơn.

Kỹ năng hợp tác với nhau trong việc làm nhóm: không phải không ưa không thích thì không thể làm việc với nhau. Vì nếu chung mục tiêu để hướng đến thì tất cả ắt sẽ làm tốt phần của mình. Không ích kỷ, so đo, tính toán với những người bạn của mình. Hãy nhìn vào điểm tốt của họ mà phát huy chứ không phải nhìn vào điểm xấu để loại họ ra vòng xoay mục tiêu đạt được. Ai cũng có cái làm được, chưa làm được nên hãy cùng cố gắng dung hòa với nhau.

Sau những buổi thuyết trình thầy góp ý rất thẳng thắng để cùng nhau hoàn thiện hơn.

Nhìn lúc xong những buổi học em buồn vì xưa nay mình chưa làm tốt hết những điều thầy nói và em cũng muốn khóc vì thầy là người thôi thúc em làm việc hàng đêm và hết lòng vì môn học. Thầy giúp bọn em hoàn thiện hơn, lớn hơn, trưởng thành hơn trong cách suy nghĩ để làm sao món ăn vươn xa ra bên ngoài hơn không bó hẹp trong một khuôn khổ. Khóc vì thấy thầy hết lòng với nghề mình đã theo, tâm huyết mà em nghĩ khó lòng ai có thể làm tốt.

Học từ thầy, Em nghĩ là rất nhiều: Kiến thức làm sao món ăn đó ngày càng đi xa hơn mà vẫn không mất giá trị. Những bài học về cách cư xử với nhau từ bạn bè, đến thầy. 

Những kinh nghiệm những kỹ năng mới để ngày càng hợp với thời đại làm sao giáo dục không lỗi thời. Ngày càng đưa món ăn vào những tiết học nhiều hơn.

Những thay đổi của cá nhân trong lúc học và bên ngoài: đó chính là nhìn lại mình tốt hơn, biết cách học sao cho buổi học thêm phần sinh động,…

Lớp đã vui vẻ hơn trong những giờ học, sáng tạo trong việc biểu diễn món ăn trên lớp, các bạn làm bài tốt hơn khi về những thời gian gần cuối, các bạn đều cố gắng hoàn thành nhưng cũng không khỏi thiếu sót vì kiến thức thì như biển cả còn hiểu biết, kỹ năng của lớp thì như một giọt nước vậy.

Nhận xét về nhóm: thì cũng còn một ít thành viên chưa thống nhất ý kiến trong lúc làm bài, cũng hay có những lúc xảy ra mâu thuẫn nhưng rồi các bạn cũng giải quyết ổn thỏa làm sao hôm thuyết trình về các món ăn được tốt nhất: Ẩm thực với Du lịch.

Lớp cũng có nhiều lúc không hoàn thành tốt việc thầy giao, chỉ bảo: không đọc bài ở nhà, đi học trễ khá nhiều,…

Về tiếp thu được gì, đã và sẽ làm gì

Tiếp thu không chỉ số lượng kiến thức không nhỏ do giảng viển chuyển tải, do các nhóm thuyêt trình đem lại, do chính bản thân được hướng dẫn thu thập, nhất là do tạo niềm say mề tự tìm hiểu mà còn rất nhiều kỹ năng được rèn luyện, nhất là những kỹ năng chuẩn bị vào đời cùng một thái độ sống ra sao, đưa tới những hành động cụ thể. Quan trọng là những gì còn động lại ở mỗi người.

Về tiếp thu được gì

Trần Nhật Hưng viết: “Giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc ẩm thực Việt” là một trong nhiều điều em đúc kết được thông qua môn Văn hóa Ẩm thực Việt Nam, do Tiến sĩ Nguyễn Nhã, người thầy đã có nhiều năm nghiên cứu về ẩm thực Việt Nam cũng như là người truyền lửa, giữ lửa cho một nền ẩm thực Việt, Thầy luôn dạy cho chúng em rằng món ăn Việt là phải thuần Việt, không lai căng bất kỳ nền văn hóa nào, hơn nữa món ăn thuần Việt phải hội đủ 3 yếu tố ngon, lành và sạch, Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về ẩm thực Việt nam đã tiếp thêm cho chúng em tinh thần yêu nước, yêu dân tộc, đúc kết được những nét tinh hoa trong ẩm thực thực Việt…”

Trần Thị Kiều Hoa viết: “... bản thân em học hỏi được nhiều điều để trau dồi kiến thức của mình và bên cạnh đó là những “kỹ năng sống“ mà em tích lũy được…”

Đinh Tường Lam viết: “...cái học được lớn nhất qua 32 tiết học không chỉ gói gọn qua việc hiểu biết về ẩm thực đến đâu, hiểu biết về văn hóa đến đâu mà chính là việc rèn dũa và nhắc nhở bản thân mình phải tiếp cận nguồn kiến thức một cách thông minh, hợp lý và khoa học, đặc biệt điều tiên quyết là con người phải có đam mê cho bản thân, dám ước mơ, dám hành động, thực hiện hóa và đam mê nó. Đó có thể là bài học lớn nhất mà em cảm nhận được từ con người thầy, từ những bài giảng và qua những câu nói của Thầy truyền đạt đến chúng em. Điều cuối cùng, một câu hỏi đặt ra rằng làm sao để bản sắc Việt luôn tồn tại và phát triển; muốn như vậy thì người Việt, phải tự hào bản sắc cũng như trân trọng và biết ơn những gì mà quê hương bản sắc đã mang lại cho lớp trẻ ngày nay như bây giờ.”

Lữ Thị Thu Hà: “...đã học ở Thầy tinh thần yêu những món ăn truyền thống Việt Nam. Và một trong những nội dung ấn tượng đó chính la những buổi thuyết trình của các nhóm về các món ăn truyền thống của Việt Nam cũng như phần phản biện của các nhóm còn lại. Từ những bài thuyết trình đã cung cấp rât nhiều kiến thức bổ ích”

Đã và sẽ làm gì

Lê Vũ Trường Giang: “Trở thành sứ giả của ẩm thực Việt nam là điều mà tiến sĩ luôn mong mỏi tụi em, tụi em biết việc này không dễ nhưng không phải là không thực hiện được. Đề làm được việc này điều quan trọng hàng đầu đó là có sự yêu mến nền ẩm thực Việt Nam và luôn cống hiến, phục vụ cho việc phát triển này. Phải có tinh thần học hỏi, hiểu biết về ẩm thực nước nhà. Cố gắng trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng mềm, xã giao, tư tin và nói trước đám đông và đăc biệt giỏi tiếng Anh, điều đó vô cùng cần thiết và qua trọng.”

Nguyễn Thị Tuyết Phương: “Sau này khi có thể tự đứng trên đôi chân của mình, với khối kiến thức và kỹ năng sống đã dày dặn, em muốn mở một nhà hàng, mà món ăn ở đó chủ yếu là món ăn Việt. Không gian cũng được thiết kế theo lối cổ truyền, như hiện nay đã có một số nơi thành công như khu du lịch Bình Quới Thanh Đa, mô hình này rất hay và được thực khách rất chú ý. Tuy nhiên kinh doanh lại quá chú trọng lợi nhuận chỉ tạo được bề nổi nhưng không chú trọng bề dày, đến nay nơi đấy vẫn chưa được khách du lịch nước ngoài xem là điểm đến ẩm thực Việt Nam và em muốn tạo nên điểm đến đó.”

Trần Văn Khang: “Bản thân đã từng rất nhiều lần đem những món quà quê hương, những đặc sản dể giới thiệu cho bạn bè trong nước được biết đến, đó như là một thứ tình cảm đặc biệt của quê hương gởi gấm, cũng như để nọi người có thể ấn tượng và nhớ mãi về nhau; bản thân cũng muốn trở thành một đại sứ ẩm thực…”

Nguyễn Thị Diệp Xương: “Em đã hoàn thành bài viết: “Cá thác lác - đặc sản hậu Giang"

Em đang nghiên cứu một vấn đề nhằm củng cố và phát huy ẩm thực Việt nam nói cung và ẩm thực quê hương Hậu Giang nói riêng. Cụ thể là phát triển thương hiệu “cá thác lác – đặc sản hậu Giang”. Dự định tương lai em sẽ trở thành một đầu bếp chuyên về các món cá thác lác hậu Giang… em còn có ước muốn mở một quán ăn chuyên về các món cá thác lác.”

Phạm Thị Mỹ Tiên: “...Em sẽ tích cực trau dồi kiến thức và các kỹ năng sống để sau này thiết lập một hệ thống nhà hàng đặc trưng phong cách Miền Tây hoặc có sự liên doanh, kết hợp làm nên một dự án ngiên cứu ẩm thực ở các tỉnh Miền Tây nam Bộ”.

Lê Nguyễn Hồng Hiếu Thảo: “Tương lai em sẽ phấn đấu trở thành một biên tập viên truyền hình, với công việc này. Điều kiện để em tìm hiểu thêm về ẩm thực nước nhà là rất nhiều, vì thế em sẽ cố gắng biên tập nhiều bài viết hay để có thể giới thiệu những đặc trưng của ẩm thực Việt Nam đến nhiều người…”

Đào Thị Thảo Loan: “Với nguyện vọng sau khi ra trường về làm tại Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Phú Yên, tôi muốn mình là người tìm hiểu cũng như đóng góp ý kiến để có thể điều chỉnh lại phong cách, hình thức trưng bày không gian ẩm thực…’

Huỳnh Ngọc Quý : “Suy nghĩ về việc sẽ thay bánh kem Phương Tây trong lễ cưới bánh phu thê”

Lê Quốc Duy: “… cùng với sở thích nghiên cứu văn hóa cổ truyền dân tộc, do đó định hướng tương lai của em sẽ về công tác tại cơ quan văn hóa của địa phương, để có thể tìm hiểu, nghiên cứu những văn hóa truyền thống của địa phương từ đó quảng bá hình ảnh của địa phương ra bên ngoài, đồng thời để giúp có thêm kiến thức về văn hóa của địa phương mình. Hiện nay, em đã và đang dự kiến tiến hành nghiên cứu một số vấn đề địa phương chẳng hạn như văn hóa Châu Rơ ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, rượu đế Hòa Long, thành phố Bà Rịa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Trong tương lai những đề tài này có thể trở thành đề tài đăng ký làm khóa luận tốt nghiệp của em.”

Võ Phương Quỳnh: “…Trong tương lai dưới góc độ là nhà nghiên cứu về ẩm thực em hy vọng với vốn kiến thức học được ở hiện tại cùng với sự hướng dẫn của những bậc tiền bối giàu kinh nghiệm hay nói đúng hơn là các chuyên gia nghiên cứu về ẩm thực Việt. Em sẽ cố gắng học hỏi các nhà nghiên cứu và nỗ lực tự bản thân đi khắp đất Việt để tìm kiếm những món ăn đậm chất Việt Nam không chỉ trong nhà hàng mà cả trong gia đình nữa (có thể bằng cách du lịch qua Couchsurfing) để kết nối bạn bè trong nước và thưởng thức những món ăn truyền thống trong bữa cơm gia đình Việt tại nhà các bạn. Và em tin rằng cái hồn của ẩm thực Việt chứa đựng chính trong những món ăn truyền thống gia đình Việt Nam mà đâu đó vẫn còn tồn tại qua các bí quyết gia truyền hay đúng hơn là bắt nguồn từ dân gian.

Một khía cạnh khác nếu trong tương lai em trở thành một chủ nhà hàng, em sẽ mở một chuỗi các nhà hàng ẩm thực Việt. Thiệt tình em thấy buồn ở chỗ những nhà hàng lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh được cho là nổi tiếng thì lại mang phong cách kiến trúc nước ngoài, phục vụ theo kiểu nước ngoài, món ăn cũng theo nước ngoài điển hình như nhà hàng Majestic. Tại sao một nhà hàng lớn như vậy lại không phải mang kiến trúc phương Đông với các biểu tượng truyền thống vô cùng Việt Nam điển hình như những khóm tre, những đứa trẻ mục đồng ngồi trên lưng trâu thổi sáo, những chiếc thuyền chở đầy trái cây xứ miệt vườn sông nước thơ mộng... Không gian ấy, phong cách trang trí ấy không đâu có thể có được ở phương Tây người ta đến đây là để thưởng thức hay ngắm nhìn những phong vị đồng quê ấy, những cái đặc trưng ấy mà chỉ riêng Việt Nam mới có. Và thậm chí em thấy đã có những quán đã khai thác được những yếu tố đó, không phải chỉ có người nước ngoài đến đâu mà còn có cả người Việt nữa. Ai mà chẳng yêu quê hương mình chứ... Còn về món ăn chỉ có ẩm thực Việt mà thôi em sẽ không bao giờ để bất cứ một chai nước tương nào trong nhà hàng cả chỉ nước mắm thôi và có thể là một sự đa dạng các món nước mắm được trưng bày trong tiệc buffet của nhà hàng. Và thêm vào đó là những màn hình chiếu những đoạn phim tư liệu về nghệ thuật làm nước mắm Phú Quốc để thực khách vừa ăn vừa có thể hiểu được nhiều hơn về làng nghề cũng như là sự sáng tạo của người Việt chúng ta trong việc tận dụng những nguyên liệu tự nhiên. Bên cạnh đó sẽ có những khu vực tráng miệng bằng các loại trái cây thì có thể có một đoạn tư liệu giới thiệu các khu du lịch sinh thái miệt vườn kèm vào đó là đặc sản trái cây của các tỉnh Việt Nam(vú sữa lò rèn ở Tiền Giang, nhãn lồng Hưng Yên, bưởi Năm Roi Vĩnh Long...) để không chỉ khách Việt mà khách Tây có thể đến và hiểu thêm về đất nước cũng như con người Việt Nam nữa.”…

Về người thầy cũng như về trò

Các em đều tỏ bày những tình cảm chân thật với giảng viên cũng như tự kiểm điểm về bản thân mỗi người:

Trần Thị Sinh: “Vì lý do đi nhổ răng nên vào ngày thứ 6 của buổi đầu tiên em đã nghĩ học. Cũng chính vì vậy mà em đã mất đi 1 tiết học quý giá của Thầy, cũng như việc làm quen và hiểu sâu hơn về nền văn hóa ẩm thực Việt Nam. Trong quá trình học em cũng đã cố gắng đóng góp ý kiến cho các nhóm thuyết trình, thông qua việc thảo luận nhóm. Mặc dù bài thuyết trình của nhóm em vẫn chưa đi sâu và làm rõ hơn về cách phân loại rượu theo vùng miền, theo mùa, hay cũng chưa so sánh và làm rõ nét tiêu biểu của rượu Việt so với Trung Quốc. Song khuyết điểm của nhóm đã được thầy và các bạn trong lớp làm rõ. Đặc biệt Thầy Nhã còn đưa ra cho nhóm em ví dụ về việc tìm hiểu rượu Minh Mạng, hay cách chia rượu theo mùa như các món ăn bài thuốc, điều này giúp ích được rất nhiều cho bài tiểu luận và kiến thức ẩm thực của nhóm em nói. Tuy nhiên, dù có khuyết điểm nhỏ về phần rượu nhưng nhóm em cũng được thầy khen ngợi rất nhiều về phần món ăn bài thuốc và trà việt. Có lẽ do nhóm còn chưa tìm hiểu kỹ nên còn nhiều thiếu sót, song thầy đã cho chúng em thêm nhiều tư liệu để nhóm em lấp đầy những thiếu sót đó. Trong quá trình làm việc nhóm, nhóm em cũng có sự phân công rõ ràng. Đã gọi là nhóm thì phải có tính tập thể, chính vì vậy mà mỗi thành viên trong nhóm đều có trách nhiệm của riêng mình, hoàn thành trách nhiệm đó không chỉ là nghĩa vụ mà còn là cơ hội rèn luyện tính cộng đồng cho mỗi bạn. Nhóm trưởng nhóm phân công các bạn làm theo từng phần của sườn bài. Sẽ không có sự bất công hay thiên vị nào cho bất kỳ ai. Có bạn tìm tư liệu của phần này, sẽ có bạn tìm tư liệu của phần khác, có bạn tổng hợp và cũng có bạn làm bài powerpoint. Đến khi thuyết trình thì từng thành viên trong nhóm đều được lên nói, đều được lên thể hiện cái tôi cũng như chất riêng của bản thân khi dẫn dắt vấn đề. Trong đó, em sẽ là người chịu trách nhiệm tổng hợp bài, các phần cũng như tài liệu tham khảo, chỉnh lỗi chính tả cho các bạn và thuyết trình phần kết luận. Mặt khác, người chịu trách nhiệm cho nhóm sẽ là nhóm trưởng, do đó em cảm thấy nhóm trưởng nhóm em và các bạn trong nhóm đã hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, nhiệm vụ được giao của mình. Trong những tuần học vừa qua, lớp em còn gặp vấn đề đi trễ rất nhiều, tình trạng này thường xuyên kéo dài, khiến thầy có hơi buồn phiền và trăn trở. Nhưng chính sự bao dung của thầy đã giúp tụi em hiểu ra một điều: việc học không phải việc chơi. Vấn đề đi học đúng giờ không chỉ giúp chúng ta rèn tính kỷ luật cho bản thân mà còn giúp kho tàng tri thức của mình được lấp đầy theo thời gian, chậm một phút ta có thể mất 1 lượng kiến thức không lớn nhưng đủ xây thành một ngôi nhà. Em nghĩ rằng, thông qua những chia sẻ của thầy, lớp em đã biết học cách khắc phục tình trạng đó, mặc dù còn một số bạn chưa quen hoặc có việc bận, nhưng em nghĩ trong thâm tâm của mỗi bạn đều đã hình thành hai từ “nhận lỗi”. Chính vì vậy mà em cũng muốn nhận lỗi của mình với thầy cũng như các bạn trong lớp về việc em đã đi trễ 2 lần. Qua 2 lần đó em đã cố gắng khắc phục bản thân và quen dần với việc đi học đúng giờ ở những lần sau. Em cảm thấy mình vẫn còn ở mức trung bình C, có thể là em còn phải cần thêm nhiều thời gian để sửa chữa cũng như trau dồi kiến thức, kỹ năng sống để hoàn thiện bản thân đạt mức A tối đa. Vì là một người không giỏi việc bếp núc, nội trợ nên em chưa bao giờ yêu thích cũng như quan tâm đến vấn đề ẩm thực. Nhưng nhờ có môn học này, em đã dần cảm nhận được tinh hoa văn hóa ẩm thực Việt Nam. Trong tương lai, nếu có điều kiện em nhất định sẽ mở một nhà hàng bán các món ăn mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, để đem cái hồn, cái tinh túy của ẩm thực Việt đến gần với người dân Việt nói riêng và khách quốc tế nói chung.Điểm mới trong môn Văn hóa ẩm thực của thầy Nhã là được thực hành. Mỗi nhóm sẽ phải có thực hành, trực quan sinh động cho các bạn trong lớp theo dõi, từ cách làm, cách chế biến cho đến mùi vị đều được các bạn bày tả chi tiết, khá thu hút. Nhờ đó mà em có cơ hội được tìm hiểu và nếm thử rất nhiều món ngon, vật lạ, đặc sản của các vùng miền trên cả nước mà từ trước tới giờ chỉ được nghe tên chứ chưa bao giờ được dùng thử. Đây cũng là điểm ấn tượng nhất của em đối với môn học này, vì từ trước tới nay rất ít môn học nào của khoa Văn Hóa Học là có phần thực hành song song với lý thuyết. Nó không chỉ hay mà còn không gây nhàm chán cho sinh viên cũng như giáo viên. 

... Ấn tượng đối với thầy Nhã chắc là đặc biệt nhất đối với em. Ở cái tuổi của thầy, nhiều người sẽ không còn cái tâm với nghề nữa, nhưng thầy thì khác, dù đã lớn tuổi nhưng chưa một buổi học nào thầy vắng mặt, hay đến trễ. Thầy luôn có trách nhiệm với lớp em, cũng như với bài giảng của thầy. Ở mỗi bài giảng, thầy lại đưa ra những nhận xét quý báu, dù đã rất mệt nhưng giọng nói của thầy vẫn rất nhẹ nhàng như một người cha, người ông đi trước, chỉ bảo cho chúng em rất nhiều điều từ việc thực hành đến cả kiến thức. Ở thầy là cả một kho tàng tri thức ẩm thực, hay nói một cách văn vẽ thì thầy như cuốn “Cẩm nang của các món ăn”. Món nào thầy cũng hiểu rõ cả về tính ngon, tính lành hay tính tự nhiên và văn hóa của nó. Nhờ có thầy mà những tri thức tưởng như nhỏ bé ấy lại được sục sôi trong lòng những đứa trẻ 21 như chúng em. Em rất mong thầy sẽ luôn giữ mãi sự nhiệt tâm với nghề, với môn học, với khoa Văn Hóa Học của em nói riêng và nền ẩm thực Việt nói chung. Em xin cảm ơn thầy rất nhiều!"

Phan Thế Thanh: “Một số nhóm có cách thuyết trình rất lôi cuốn và phần minh họa món ăn rất sinh động, nhóm chủ trình cũng đã thực hiện rất tốt vai trò của mình trong các buổi thuyết trình. Tuy nhiên thì cho đến những buổi học cuối của môn học mà vẫn còn những bạn đến lớp trễ giờ. Em cảm thấy rất không tốt, vì môn học bắt đầu từ 8 giờ nên lý do đến lớp trễ của các bạn không thể ngụy biện là trễ xe buýt hay kẹt xe được mà nó chỉ có thể xuất phát từ những lý do chủ quan như ngủ quên, thói quen xài giờ dây thun...Đây là hành vi không nên diễn ra ở sinh viên, đặc biệt là sinh viên Khoa Văn hóa học.Trong các buổi học, các thành viên trong lớp đã có những ý kiến, những thắc mắc làm cho không khí của lớp học trở nên sôi động và hiệu quả hơn rất nhiều.

Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn trân trọng đến thầy, vì thầy đã đặc biệt ưu ái cho sinh viên khoa Văn hóa học khi nhận lời mời đến giảng dạy chúng em môn học Văn hóa ẩm thực Việt Nam. Chúng em vẫn còn những thiếu sót trong tác phong và trong các bài làm thuyết trình, bài viết, mong thầy có thể bỏ qua và tiếp tục giúp đỡ chúng em. Em xin chúc thầy có nhiều sức khỏe để có thể tiếp tục sự nghiệp giảng dạy và nghiên cứu của thầy. Tuy không còn học thầy tại trường nữa nhưng em hy vọng thầy có thể giúp đỡ chúng em để có những bài viết về ẩm thực Việt Nam tốt hơn. ”

Trương Bảo Ngọc: “…Ở một số buổi học thầy cho phát một số bài hát dân ca về ẩm thực Việt Nam mà thầy tự sáng tác, rất hay. Kiến thức về ẩm thực Việt Nam của thầy rất sâu rộng, đặc biệt em ấn tượng với việc thầy sử dụng thành thạo các sản phẩm công nghệ hiện đại rất thành thạo nếu so với độ tuổi của thầy. Ở thầy em cảm thấy một sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Thầy như một minh chứng sống cho câu “học, học nữa, học mãi”.

Các buổi học của thầy em đi học đầy đủ, nhưng chưa tham gia đóng góp ý kiến nhiều do còn rụt rè. Từ lúc bắt đầu môn học đến nay, em chỉ tham gia làm đề tài nhóm và thuyết trình. Do không tham gia phát biểu ý kiến nhiều nên về mặt kỹ năng em không thay đổi gì nhiều, nhưng về mặt kiến thức thì được thầy và các nhóm thuyết trình bổ sung không ít”...

Phùng Quốc Vinh: “Môn học thú vị như vậy nhưng điều đáng tiếc là thời gian quá ít (chỉ vỏn vẹn có 8 buổi) như vậy không thể nào có thể tiếp thu được hết hoàn toàn nội dung của môn học nên nếu được thì tôi hi vọng nhà trường có thể tăng thêm thời lượng đối với môn học này và đáng tiếc hơn nữa là vì một số lí do cá nhân mà tôi đã lỡ mất một buổi học quý giá với thầy vào thứ bảy tuần trước (01/11/2014) cũng như lớp vẫn còn tình trạng nói chuyện riêng và đặc biệt là đi trễ điều này khiến cho thầy khó có thể tập trung làm việc tốt được, tôi cũng như lớp rất tiếc về điều này và thành thật xin lỗi thầy!”

Trần Thị Trang: “Nhóm được phân công làm đề tài “văn hóa ẩm thực và du lịch”, khi nhận đề tài thì có đôi chút bỡ ngỡ, chưa biết được mình sẽ làm gì và làm như thế nào, bởi nhận định ban đầu của nhóm là đề tài này quá rộng và bao quát. Tuy nhiên qua quá trình tìm hiểu nhóm và bản thân cũng xác định được mình cần phải làm gì. Và nhóm cũng đã rất cố gắng để hoàn thành bài theo nhận định của nhóm. Qua nhận xét ban đầu của thầy nhóm cũng đã có gắng bổ sung để hoàn thiện bài hơn, nhưng có lẽ vẫn còn nhiều thiếu sót vì vẫn chưa tiếp cận nhiều với thực tế, chưa đi sâu tìm hiểu thực tế. Vì vậy, trong buổi thuyết trình mong sự đóng góp của các bạn và thầy để nhóm hoàn thiện hơn nữa về nội dung cũng như kĩ năng. Và mong thầy bỏ qua những thiếu sót cũng như những hạn chế của nhóm trong quá trình học tập và làm bài.Trước đây bản thân luôn thụ động tiếp nhận bài giảng của giảng viên các môn, cũng ít khi tham gia đặt vấn đề phát biểu trước lớp. Khả năng nói trước lớp cũng không có. Nhưng đối với môn học này thì lại vì cách giảng dạy đặc biệt của giảng viên mà cũng tìm hiểu và tham gia phát biểu khá nhiều. Cũng tự tin hơn khi đứng trước lớp.Hình như bản thân chưa làm được gì để tương lai trở thành sứ giả ẩm thực Việt Nam. Bản thân cũng chưa từng mong muốn trở thành sứ giả ẩm thực Việt Nam. Nhưng qua bài viết cá nhân về món ăn của quê hương, cũng nhận rõ hơn giá trị văn hóa muốn lưu giữ được không đơn giản là nói dễ dàng trên lý thuyết mà không thực hành. Cho nên cũng chỉ mong tương lai có thể là người thực hành và truyền bá đến người dân quê mình những giá trị văn hóa trong đó có văn hóa ẩm thực. Bởi giá trị của văn hóa có được lưu giữ không chỉ là người sứ giả mà còn ở những người tạo ra nền văn hóa ấy. Về nhóm, bởi vì đã làm việc với nhau từ những năm trước nên không còn xa lạ và bỡ ngỡ, cũng cùng nhau làm việc phối hợp tốt. Trong quá trình làm việc cũng vì bất đồng quan điểm mà xảy ra tranh cải tuy nhiên đều giải quyết tốt và đóng góp cho bài tốt hơn.

Riêng đối với lớp, lớp học cũng tham gia tích cực tuy nhiên còn nhiều bạn đến lớp hơi muộn. Lớp thành thật xin nhận khuyết điểm và xin lỗi cùng thầy.Còn một điều mà bản thân chưa làm được, là đi khảo sát một số địa điểm ăn uống theo đề nghị của thầy, bởi chương trình học mất hơn 80% thời gian là ở trường. Thời gian còn lại ở nhà cũng chỉ có thể nghiên cứu qua sách vở và tài liệu mạng, một số người quen biết trong ngành du lịch về vấn đề chất lượng các món ăn ở các nhà hàng có sự hợp tác với du lịch.Thành thật nhận lỗi về sự trung thực cũng như không làm đúng theo yêu cầu của Thầy.”

Cuối cùng buổi tổng kết đã xảy ra có sự tham dự của Cô Kim Anh, phòng quản lý Khoa học của Trường. Các nhóm trưởng và lớp trưởng Thanh Thúy đã có những phát biểu thể hiện tích tích cực tiếp thu về đổi mới phương pháp dạy và học. Lần đầu tiên tôi rất ấn tượng khả năng tổ chức của lớp trưởng buổi biểu diễn đặc sản quê em đồng thời thể hiện được tinh thần nghiên cứu mà tôi rất kỳ vọng ở một trường đào tạo khả năng nghiên cứu như Trường Đại Học KHXH&NV và một khoa như Khoa Văn Hóa Học. Chính em Thúy là người đầu tiên được nhà báo Hương Giang phụ trách trang Ẩm thực Sài Gòn của Báo Thanh Niên chọn đăng bài Nem Nắm Giao Thủy, quê em cũng đã trình bày trong buổi tổng kết, song yêu cầu phải có hình ảnh thật đẹp mới đăng bài được.

Cũng do thời gian tôi cố ý dành cho khách mời trong đó có giám đốc một công ty và em Hà Ngọc Hạnh đang làm luận văn thạc sĩ về văn hóa ăn chay, phát biểu ý kiến, tôi cũng tập trung vào việc các sinh viên đã và sẽ làm gì. Tôi rất hài lòng những tiếp thu của các em khi có nhóm nhắc tới sẽ cố thực hiện thay bánh phu thê cho bánh tây “gâteau” ; song cũng cần thay bánh “gâteau” bằng bánh hoa hồng trong các tiệc sinh nhật. Tôi có gọi các em đề ra những đề án nghiên cứu quảng bá đặc sản quê em như cá thác lác Hậu Giang, làm chủ nhà hàng. Song lớp còn quá ít những em có đề án như thế, thể hiện tinh thần khởi nghiệp , học đi đôi với hành mà tôi rất kỳ vọng khi dạy các em.

Tôi cũng đặc biệt lưu ý các em có dự án sau về công tác tại các đài truyền hình địa phương, nếu các em phối hợp với nhau nhất là tại các địa phương du lịch nổi tiếng như Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng - Hội An, Hạ Long… mà quảng bá việc chuẩn hóa các món ăn thuần Việt, nhà hàng không gian Việt, các em sẽ đóng góp không nhỏ vào việc quảng bá ẩm thực Việt Nam, như tôi đã có ước mong Bếp Việt- bếp của Thế giới.

Vì thời gian có hạn, nên tôi rất tiếc không trích ra đây nhiều ý kiến hay mà xin được đọc qua các “files” tổng kết của các em như: Nguyễn Thị Kim Liên, Lê Thị Mỹ An, Thạch Thị Thùy, Nguyễn Đặng Việt Trang, Võ Ngọc Tuân, Hồ Thảo Anh, Phạm Mỹ Duyên, Trần Thị Vinh, Phùng Thị Thùy, Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn thị Tuyết, Lê Thị Kim Thương, Huỳnh Như, Trần Trúc Vân, Trịnh Thu thảo, Huỳnh Thị Hồng Diện, Nguyễn Hải Ngọc, Nguyễn Thiên Phúc, Lương Thị Tuyết Hồng…

Tôi cũng rất mong Khoa Văn Hóa Học sau này sẽ có hoặc thầy cô hoặc các em sinh viên làm đề tài nghiên cứu khoa học về sự đổi mới phương pháp dạy học đại học ở Việt Nam mà tôi có thể đóng góp những kinh nghiệm nghiên cứu và thực hành của mình gần nửa thế kỷ nay.

 
 

Lắng nghe các bài hát được phổ nhạc trích từ "Trường ca Giáo dục Gia đình và Văn hóa Quốc đạo"

Tải về HN3Portal
(ứng dụng di động miễn phí dành cho Android)

Tải về ứng dụng di độngTải về ứng dụng di động

để luôn cập nhật thông tin về Quỹ Văn hóa Giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã mọi lúc mọi nơi.

Số lượng truy cập

We have 339 guests and no members online

908188
TodayToday127
YesterdayYesterday351
This WeekThis Week1303
This MonthThis Month8665
All DaysAll Days908188
Highest 02-01-2024 : 4228

Free counters!